Tết Trùng Cửu có ý nghĩa gì? 

Thời kỳ Lý – Trần, các nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương.

Hôm nay là ngày 9 tháng 9 âm lịch, là Trùng Cửu, hay còn gọi là tết Trùng Dương, tết người già. 

Số 9 trong Kinh Dịch là số dương, Cửu Cửu vì thế được gọi là Trùng Dương. 

Trong văn hoá Trung Quốc, theo sách Lã Thị Xuân Thu, vào ngày 9 tháng 9 hàng năm, người dân tổ chức là tế trời, tế tổ tiên để cảm ơn một vụ bội thu. Ở Trung Quốc, tết Trùng Cửu cùng với giao thừa, Tết Thanh minh và Rằm tháng Bảy là 4 ngày tết lớn nhất. 

Trong này này thường có hai hoạt động chủ yếu: leo núi cầu sức khoẻ và đi chúc phúc những người cao tuổi. 

Tết Trùng Cửu cũng diễn ra vào đúng tiết thu nên cũng là dịp để dạo chơi, ngắm hoa cúc, ăn bánh quế hoa – một loại bánh truyền thống dịp này. 

Ngắm hoa cúc là một trong các hoạt động tết Trùng Cửu
Ngắm hoa cúc là một trong các hoạt động tết Trùng Cửu

 Tết Trùng Cửu du nhập vào Việt Nam từ khá lâu. Thời kỳ Lý – Trần, các nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. Huyền Quang thiền sư Lý Đạo Tái – một thiền sư đời Trần - từng có câu thơ: 

“Năm ngoái giữa rừng không có lịch

Nhìn hoa cúc nở biết trùng dương”

Ngày nay tết Trùng Cửu không còn quá phổ biến ở Việt Nam.

Ở Nhật Bản hiên nay, người ta tổ chức tết Trùng Cửu ngày 9 tháng 9 theo lịch dương, còn gọi là tết hoa cúc. Vào ngày này, người ta uống rượu sake hoa cúc và ăn các món ăn truyền thống nhất gạo hạt de hoặc hạt dẻ với bánh mochi. 

Nhiều nước ăn tết Trùng Cửu bằng hoạt động leo núi
Nhiều nước ăn tết Trùng Cửu bằng hoạt động leo núi

 Ở Hàn Quốc, tết Trùng Dương và ngày thứ 9 của tháng thứ 9. Họ ăn bánh có lá hoa cúc, tổ chức leo núi, ngắm hoa cúc.

MN

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 cúng bánh gì, trái gì?

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 cúng bánh gì, trái gì?

Tết Đoan Ngọ còn được biết đến với cái tên Tết diệt sâu bọ. Vậy, Tết Đoan Ngọ cúng bánh gì?