Thị trường nông sản vẫn chưa có dấu hiện khởi sắc

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê suy yếu so với các phiên giao dịch trước đó, giá cao su tiếp tục giảm do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu trong khi hồ tiêu tiếp tục đứng giá.

Thị trường cà phê thế giới giảm mạnh

Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng là 47.500 đồng/kg, Đắk Lắk: 48.100 đồng/kg, Đắk Nông: 48.000 đồng/kg, Gia Lai: 48.000 đồng/kg, Kon Tum: 48.000 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay quay đầu giảm.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.233 USD/tấn, giao tháng 11/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.238 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 7 cent/lb, ở mức 226,9 cent/lb, giao tháng 12/2022 giảm 7 cent/lb, ở mức 223,25 cent/lb. Các quỹ đầu tư chốt lời những hợp đồng khi mua USD lúc thấp khiến thị trường bán mạnh vào giữa phiên.

Thị trường nông sản không có nhiều tín hiệu khả quan - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 239,33 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Sản lượng cà phê trong tháng 8/2022 của quốc gia này đã tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế sản lượng 11 tháng đầu niên vụ hiện tại 2021/22 đạt 10,8 triệu bao, giảm 10,96% so với cùng kỳ niên vụ trước. Xuất khẩu cà phê tháng 8/2022 đã giảm mạnh tới 22,97% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu 11 tháng đầu niên vụ 2021/22 chỉ đạt 11,9 triệu bao, giảm 5,56% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Theo đánh giá, giá cà phê Arabica của Colombia ở thị trường bên ngoài hiện có mức chênh lệch cộng lên tới 40 - 50 cent/lb so với giá kỳ hạn mà cũng khó mua vì nguồn cung đã cạn.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cơ quan này cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 8/2022 đạt 110.000 tấn, trị giá 257 triệu USD, giảm 6,2% về lượng, nhưng tăng 9,0% về trị giá so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,24 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, hết tháng 9, kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ vượt mức 3,07 tỷ USD thực hiện trong cả năm ngoái.

Bộ Công Thương khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ Hiệp định UKVFTA mang lại. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Ở trong nước, mặc dù năm nay thời tiết thuận lợi phù hợp cây cà phê phát triển và cho năng suất cao, nhưng VICOFA dự kiến sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ tới sẽ giảm trên dưới 10% (do gần 200.000 ha cà phê trồng xen giảm năng suất và sản lượng, kéo sản lượng cà phê cả nước giảm theo).

Giá tiêu trong nước đi ngang

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài chuỗi phiên đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 66.500 - 70.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 66.500 đồng/kg, Đồng Nai: 67.000 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 67.500 đồng/kg; Bình Phước: 68.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 70.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản không có nhiều tín hiệu khả quan - Ảnh 2.

Về thị trường hồ tiêu, có thể thấy xuất khẩu các tháng cuối năm đang giảm dần. Các chuyên gia nhận định, các nước nhập khẩu đang xả hàng tồn kho mà họ đã nhập khi giá thấp trước đây ra dùng, chứ không mua mới. Trên cơ sở đó có thể nhận định nguồn cung không thiếu.

Vụ thu hoạch tại Brazil, Indonesia vừa kết thúc, mấy tháng nữa sẽ tới vụ thu hoạch mới của Việt Nam. Nguồn cung được bổ sung liên tục sẽ là áp lực lớn cho việc tăng giá hồ tiêu những tháng cuối năm.

Theo báo cáo mới đây của Nedspice, vụ mùa tại bang Pará của Brazil dự kiến sẽ được thu hoạch vào tháng 9, hiện các nhà đầu cơ đang thanh lý hàng trước vụ mùa mới. Điều này đã đẩy giá tiêu đen của Brazil giảm 12% so với tháng trước và giảm 15% so với năm ngoái.

Tại Việt Nam, điều kiện thời tiết khá thuận lợi trong giai đoạn ra hoa và đậu trái ở hầu hết các khu vực sản xuất chính mang đến nhiều hứa hẹn cho vụ mùa sắp tới. Ước tính ban đầu về sản lượng vụ mùa năm 2023 vào khoảng 200.000 – 210.000 tấn, tăng khoảng 10 – 15% so với năm 2022.

Thị trường cao su vẫn chưa khởi sắc

Giá cao su hôm nay tiếp đà giảm toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại cả Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Giá cao su ngày 7/9, giá cao su hôm nay tiếp đà giảm toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 9/2022 ghi nhận mức 219,6 JPY/kg, giảm 1,32%, tương đương 2,9 JPY/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 10, 12 đều ghi nhận giảm nhẹ.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 đứng ở mức 11.435 CNY/tấn, giảm 0,65%, giảm 75 CNY/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm cả ở các kỳ hạn tháng 10, 11, 12 và tháng 1/2023, tháng 3/2023 ở mức giảm gần 1%.

Thị trường nông sản không có nhiều tín hiệu khả quan - Ảnh 3.

Cao su giảm 47,80 US cent / kg hay 26,81% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 8 đạt khoảng 210 nghìn tấn, trị giá 320 triệu USD, tăng gần 7% về lượng và tăng nhẹ 0,3% về trị giá so với tháng 7, còn so với tháng 8/2021 tăng 11% về lượng và tăng 3% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân cao su trong tháng 8 đạt 1.523 USD/tấn, giảm 6,2% so với tháng trước đó và giảm 7,2% so với tháng 8/2021.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt gần 1,2 triệu tấn, trị giá 2 tỷ USD, tăng 7,8% về lượng và tăng hơn 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR CV60, RSS3…

Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 56% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với gần 550,5 nghìn tấn, trị giá 939,2 triệu USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,72% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với gần 549 nghìn tấn, trị giá 935,6 triệu USD, giảm 2,5% về lượng, nhưng tăng 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đã tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: cao su tổng hợp, Latex, SVR 20, SVR 10, cao su hỗn hợp (HS 4005), RSS3, SVR 3L, cao su tái sinh...

Về giá xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su tăng so với cùng kỳ năm 2021 như hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), SVR 10, cao su tổng hợp, SVR 20, SVR 5…

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), tháng 7, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu ước đạt gần 1,3 triệu tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2021; trong khi nhu cầu toàn cầu dự kiến đạt 1,26 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021.

HÀ MY