Thời xưa một chồng nhiều vợ, các bà vợ sống chung với nhau bằng cách nào? Tiết lộ thủ đoạn tàn nhẫn của "chính thất"

Thời phong kiến ở Trung Quốc, do tuổi thọ trung bình ngắn và tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên đàn ông được phép lấy nhiều thê thiếp.

Theo cơ cấu xã hội thời phong kiến, chế độ đa thê không chỉ là hợp pháp mà còn là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Nhưng dưới hệ thống này, làm sao những người bà vợ có thể hòa hợp với nhau? Trên thực tế, rất nhiều người vợ lẽ sẽ bị các vợ cả hành hạ, thủ đoạn tàn ác đến mức bạn không thể tưởng tượng nổi.

Trước hết, bạn cần hiểu rằng thời xa xưa, đàn ông có thể có nhiều thê thiếp nhưng chỉ được lấy một thê (vợ cả, hay còn gọi là chính thất).

Lễ cưới thê là nghi lễ chính thức và trang trọng. Người đàn ông thường cầu hôn người phụ nữ thông qua sự giúp đỡ của bà mối. Sau khi hai bên đồng ý, người đàn ông phải đến nhà gái để nạp sính lễ. Sau đó, hai bên sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ và chính thức đón cô dâu vào nhà. Vợ cả thường là những người phụ nữ có xuất thân tốt, gia đình có địa vị, giàu có. Họ được cưới hỏi đàng hoàng, ngồi trên kiệu vào nhà chồng vào cửa chính, hôn lễ rình rang.

Thời xưa một chồng nhiều vợ, các bà vợ sống chung với nhau bằng cách nào? Tiết lộ thủ đoạn tàn nhẫn của

Ngược lại, quá trình lấy vợ lẽ (thiếp) vô cùng đơn giản. Người đàn ông sẽ trả một số tài vật nhất định cho gia đình vợ lẽ để “dùng vật đổi người”. Vợ lẽ không được phép đi qua cửa trước mà phải đi vào bằng cửa bên hoặc cửa sau... Tục lệ này tượng trưng cho địa vị thấp kém của họ trong gia đình. Số lượng vợ lẽ thường hạn chế, thường không quá ba.

Trong nội bộ gia đình, vợ lẽ có địa vị rất thấp, họ không chỉ phải phục vụ vợ chính mà còn bị đối xử như người hầu ở một mức độ nào đó. Những đứa con do vợ lẽ sinh ra trên lý thuyết đều thuộc quyền quản lý và toàn quyết quyết định của vợ cả, thậm chí còn bị vợ cả đoạt đi làm con của chính họ. Bởi vì thân phận của vợ lẽ khiêm tốn nên dù được chồng sủng ái cũng không dám xúc phạm đến chính thất.

Khi người chồng qua đời, vợ cả thường trở thành người quản lý gia đình. Trong trường hợp này, nếu vợ cả không vừa lòng với vợ lẽ thì có toàn quyền bán đi người này. Ví dụ như mẹ của Từ Vị, một tài tử thời nhà Minh, làm vợ lẽ, sau khi cha qua đời, mẹ của ông bị vợ cả đuổi ra khỏi nhà.

Thời xưa một chồng nhiều vợ, các bà vợ sống chung với nhau bằng cách nào? Tiết lộ thủ đoạn tàn nhẫn của

Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, người vợ lẽ rất khó ở lại trong nhà sau khi chồng mất. Hầu hết các vợ lẽ thời xưa đều xuất thân từ những gia đình nghèo khó hoặc là phụ nữ ở kỹ viện, cuộc sống của họ phần lớn đều vất vả và vô vọng.

Thời xưa, đặc biệt là trong hoàng cung, địa vị và cách thức sống chung của phi tần vô cùng phức tạp. Hoàng đế có rất nhiều phi tần vây quanh, nhưng chỉ có một hoàng hậu chiếm giữ vị trí cao nhất. Song hoàng hậu dù có địa vị cao nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức từ những người phụ nữ khác. Trong lịch sử có rất nhiều trường hợp một hoàng hậu bị thất sủng vì hoàng đế ưa thích các phi tần khác, chẳng hạn như Hán Vũ Đế và hoàng hậu Trần A Kiều.Vì Hán Vũ Đế quá mức sủng ái Vệ Tử Phu nên cuối cùng bà đã bị bỏ rơi. Vệ Tử Phu trở thành hoàng hậu thứ hai của Hán Vũ Đế.

Chế độ đa thê cũng phổ biến không kém trong các gia đình giàu có, đặc biệt là thương gia. Ở những gia đình này, người vợ cả thường có địa vị không thể lay chuyển nhưng điều này không có nghĩa là cuộc sống của họ luôn an toàn. Họ cần phải luôn cảnh giác trước sự thiên vị của chồng để bảo vệ địa vị của mình và tương lai của con cái.

Thời xưa một chồng nhiều vợ, các bà vợ sống chung với nhau bằng cách nào? Tiết lộ thủ đoạn tàn nhẫn của

Đồng thời, sự cạnh tranh giữa những người vợ cũng rất khốc liệt. Một số người cố gắng lấy lòng chồng bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí thay thế địa vị người vợ cả. Ví dụ, vào thời nhà Đường, Võ Tắc Thiên, với tư cách là vợ lẽ của Lý Trị, cuối cùng đã trở thành nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc nhờ sắc đẹp và thủ đoạn.

Nhưng trong những gia đình bình thường, chế độ đa thê tương đối hiếm. Do hạn chế về kinh tế, hầu hết các gia đình không đủ khả năng chi trả sính lễ lấy nhiều vợ. Mặc dù vậy, đôi khi một số người đàn ông lấy vợ lẽ vì những lý do nối dõi tông đường và ích kỷ riêng.

Tất nhiên, không phải gia đình đa thê nào cũng đầy rẫy những tranh cãi và bất hòa. Ở một số gia đình, nếu người chồng biết cân bằng sự quan tâm đến thê và thiếp, hoặc nếu người vợ cả có tính cách rộng lượng thì các thành viên có thể chung sống tương đối hòa thuận. Nhưng tình huống như vậy không phổ biến ở xã hội phong kiến.

Nguồn: Sohu

Trung Hạ

Tại sao thời xưa có nhiều phi tần bị vô sinh? Phải đến khi đời sau khám nghiệm tử thi mới biết được sự thật quá đau buồn

Tại sao thời xưa có nhiều phi tần bị vô sinh? Phải đến khi đời sau khám nghiệm tử thi mới biết được sự thật quá đau buồn

Dù có hậu cung hàng ngàn giai nhân, số con cái của hoàng đế thời xưa không phải quá nhiều.