Tín dụng tăng mạnh cho thấy nền kinh tế đang hồi phục tích cực

Dư nợ tại nhiều ngân hàng bứt phá trong quý đầu năm 2022, khiến hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) đã được cấp còn lại không nhiều. Tín dụng tăng mạnh cho thấy nền kinh tế đang hồi phục tích cực...

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN TP.HCM cho biết, 5 tháng đầu năm 2022, tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM ước đạt 3.074.000 tỷ đồng, tăng khoảng 8,4% so với cuối năm 2021.

Tín dụng đã tăng 7,75%, NHNN thúc ngân hàng thương mại triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%. Trong khi đó, cùng kỳ này năm 2021 tín dụng tăng 4,76%; năm 2020 tăng 1,75% và năm 2019 tăng 6,47%.

Theo ông Lệnh - Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, số liệu thống kê cho thấy tín dụng trên địa bàn TP. HCM đang có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Kết quả tăng trưởng này được gắn liền với 3 yếu tố thúc đẩy chính.

Đáng chú ý kinh tế đất nước nói chung và kinh tế thành phố nói riêng phục hồi nhanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Trong đó, các ngành, các lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế như: xuất khẩu, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp chế tạo; du lịch dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên địa bàn trong 5 tháng đầu năm.

Tín dụng năm 2022 được nhiều nhà băng kỳ vọng tăng trưởng cao. Chẳng hạn, OCB đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ thị trường 1 (thị trường dân cư) ở mức 25%, đạt 129.493 tỷ đồng. Cùng với đó, huy động vốn thị trường 1 dự kiến vượt 155.000 tỷ đồng, tăng 23%; tổng tài sản tăng 25% so với năm 20

Định hướng tín dụng của cơ quan quản lý là hướng vào lĩnh vực ưu tiên, khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19; không tập trung vốn cho những lĩnh vực không ưu tiên như bất động sản, chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh hạn mức tín dụng nhằm đảm bảo phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ vĩ mô cũng như việc kiểm soát lạm phát.

Trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối, Vietcombank đạt mức tăng trưởng tín dụng quý I/2022 cao, nhưng mục tiêu cả năm chỉ từ 12 - 15%; mục tiêu tổng tài sản là tăng 8%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. VietinBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 5 - 10%, tín dụng tăng 10 - 14%, nguồn vốn huy động tăng 10 - 12%, nợ xấu dưới 2%, lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế tăng 10 - 20%.

Các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI đánh giá, hạn mức tín dụng ban đầu được cấp cho năm 2022 dao động từ 7 - 15%, cao hơn hạn mức năm 2021 ở hầu hết các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng năm 2022 của các ngân hàng này nhiều khả năng sẽ đạt mức cao.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank cho biết, đến hết quý I/2022, tín dụng tại Ngân hàng tăng 6,9%, sử dụng gần hết room được cấp cả năm là 10%.

Tương tự, ông Phan Đình Tuệ, Phó tổng giám đốc Sacombank cho hay, trong quý I/2022, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng ước đạt gần 6%, sử dụng gần hết room tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cấp vào đầu năm (7%). Đây là lý do Sacombank có văn bản yêu cầu giám đốc khu vực, giám đốc chi nhánh và trưởng phòng giao dịch không cấp tín dụng cho các giao dịch bất động sản mới kể từ ngày 23/3 đến hết ngày 30/6/2022. Quy định này không áp dụng đối với cán bộ, nhân viên và người thân mua, xây, sửa nhà để ở.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB chia sẻ, lợi nhuận hợp nhất trong quý đầu năm nay đạt khoảng 4.200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Tín dụng đến hết quý I/2022 tăng 5,2% so với đầu năm, trong khi huy động vốn chỉ tăng 1,6%.

Tại SHB, ngân hàng này ước đạt 3.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2022, tăng 92% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ tín dụng tăng 5%, còn tiền gửi tăng 2,5% so với đầu năm, trong khi biên lãi ròng (NIM) ổn định, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5%.

Trong khi đó, Techcombank ước tính ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý I/2022 đạt 6.500 - 6.700 tỷ đồng, tăng 18 - 21% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chi phí tín dụng giảm.

Sacombank ước đạt 1.400 - 1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2022, tăng 40 - 50% so với cùng kỳ, nhờ thu nhập hoạt động tăng và chi phí dự phòng được kiểm soát tốt.

Tổng Hợp