Tại Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, xuất khẩu gạo diễn biến bất lợi trong những tháng đầu năm 2019, các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đều đồng loạt giảm.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2019, 3 thị trường trên chỉ nhập của Việt Nam 239.000 tấn gạo, giảm hơn 83% so với cùng kỳ năm 2018 (1,44 triệu tấn).
Đáng chú ý, theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) hiện các nước xuất khẩu gạo trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ… đang xem Trung Quốc là đối thủ mới khi Trung Quốc có thể vươn lên vị trí thứ 5 thế giới về xuất khẩu gạo khi giải phóng tồn kho.
Những thị trường truyền thống nhập khẩu gạo Việt Nam đều khó khăn hơn. |
Năm 2019, Trung Quốc cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo 5,32 triệu tấn nhưng dự báo chỉ nhập khoảng 3,5 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với năm 2018. Theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu gạo của nước này trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 850.000 tấn, giảm 24,4% trong khi xuất khẩu cũng xấp xỉ lượng nhập, với 829.900 tấn, tăng 112,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Thứ trưởng Khánh, thị trường xuất khẩu gạo sang khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm, nhưng xuất khẩu gạo sang châu Âu, châu Mỹ và châu Phi tăng. Các doanh nghiệp (DN) đã nỗ lực tìm kiếm thị trường thay thế, kết quả 5 tháng đầu năm đã xuất khẩu được 2,76 triệu tấn, giảm 6,3%.
Tính tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,76 triệu tấn, giảm 6,3% so cùng kỳ năm 2018, trị giá đạt khoảng 1,18 tỷ USD, giảm 20,4% so cùng kỳ năm 2018. Giá trị xuất khẩu gạo trung bình 5 tháng đầu năm nay khoảng 427,5 USD/tấn, giảm 76,8 USD/tấn so cùng kỳ năm 2018.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, để khắc phục khó khăn, xuất khẩu gạo cần được tiếp tục đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng đến thị trường yêu cầu sản phẩm chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao.
Bộ Công thương cũng cho rằng, và các cơ quan chức năng liên quan cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và khai thác các thị trường truyền thống, các thị trường tiềm năng gắn với xây dựng thương hiệu. Trong đó, tập trung xác định các thị trường mục tiêu, chủng loại mục tiêu và cách thức phối hợp, đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại.
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa