Tại Đồng Nai, giá tiêu đang ở mức 68.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với giao dịch trước đó.
Tại Gia Lai là 69.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk 70.000 đồng/kg, Bình Phước 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương có giá giao dịch cao nhất, là 72.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 12/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.844.45 Rupee/tạ (cao nhất), 41.730 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm nhẹ 10 Rupee/tạ so với phiên trước đó.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 10-16/6/2021 là 316,9 VND/INR.
Theo các dự báo gần đây, trong thời gian từ nay đến cuối năm, giá tiêu trong nước có xu hướng tăng bởi nguồn cung khan hiếm. Giá tiêu tăng là động lực để nông dân trồng tiêu tiếp tục đầu tư trong vụ thu hoạch tới.
Hiện nay, việc đầu tư phát triển hồ tiêu theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đang là hướng đi được nhiều hộ nông dân lựa chọn. Phương thức canh tác này mang tính bền vững hơn, an toàn hơn với nông dân so với việc mở rộng diện tích không theo quy hoạch.
Theo đánh giá, hồ tiêu tại Việt Nam vẫn đang cạnh tranh so với các nhà cung cấp khác nên được các nhà nhập khẩu quan tâm tìm mua, nhu cầu trên thị trường tăng.
Các đơn hàng giao trong quý III và IV sang Mỹ, các nước châu Á, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục tăng trong tháng 6 và tháng 7 là điều đã được dự đoán từ trước. Điều này cộng thêm việc lượng tiêu trong dân không còn nhiều dẫn đến dự báo từ nay đến cuối năm, cung sẽ không đủ cầu.
Giá tiêu tăng lên là động lực để nông dân trồng tiêu tiếp tục đầu tư trong vụ thu hoạch tới. Tuy vậy, theo đánh giá, việc đầu tư phát triển hồ tiêu theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm sẽ mang tính bền vững hơn, an toàn hơn với nông dân so với việc mở rộng diện tích không theo quy hoạch.