Uống sữa tươi quá nhiều sẽ khiến trẻ thiếu máu, còi xương, sỏi thận?

Do công việc bận rộn, khi con đói nhiều cha mẹ thường "tống" cho con hộp sữa. Đây là việc làm hết sức tai hại cho sức khỏe của con.

Bé 3 tuổi thiếu máu nặng do uống 10 hộp sữa tươi mỗi ngày

Sữa tươi được xem là thực phẩm vàng nên nhiều phụ huynh vẫn có quan niệm sai lầm rằng cho con uống càng nhiều sữa càng tốt, tăng cường chiều cao, thông minh hơn... mà không biết những hệ lụy khi uống quá nhiều sữa tươi.

Hình ảnh bàn tay trắng toát của bé gái do lạm dụng sữa tươi mỗi ngày. Ảnh: BSCC.
Hình ảnh bàn tay trắng toát của bé gái do lạm dụng sữa tươi mỗi ngày. Ảnh: BSCC.

Sữa cung cấp đủ năng lượng khiến các con không thấy đói, vẫn vui chơi bình thường nhưng về lâu dài sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, thiếu sắt, gây sỏi thận, béo phì, táo bón...

Mới đây, BSCKI Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM chia sẻ câu chuyện về bé gái 3 tuổi bị thiếu sắt, thiếu máu rất nặng do lạm dụng sữa tươi.

Mẹ bé bận công việc nên thường mua cơm bên ngoài về ăn cùng bà ngoại. Mỗi khi thức dậy, bé được bà cho uống sữa. Bé được cho uống 10-12 hộp sữa tươi, tương đương 1.800-2.000 ml mỗi ngày.

Khi bé được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, bác sĩ Sang cho biết chỉ số Hemoglobin (HGB) của bé gái này chỉ có 3,1 trong khi tiêu chuẩn phải từ 11,5 đến 13,5. Điều đó có nghĩa bé có chỉ số bằng 1/3 so với mức bình thường.

Tác hại khi cho trẻ uống sữa tươi quá nhiều

Thiếu cân hoặc béo phì

Theo một nghiên cứu cho thấy, trẻ trên 1 tuổi uống sữa quá nhiều có tỉ lệ béo phì cao hơn trẻ uống ít hoặc không uống sữa. Trong khi nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất từ thực phẩm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Trong sữa mặc dù có rất nhiều protein, chất béo, canxi, tuy nhiên sau khi uống, trẻ sẽ không còn muốn ăn thêm bất kỳ thực phẩm nào nữa, lâu dần sẽ dẫn tới cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng, thiếu cân.

Trẻ có thể thiếu cân hoặc béo phì khi lạm dụng sữa tươi. Ảnh minh họa
Trẻ có thể thiếu cân hoặc béo phì khi lạm dụng sữa tươi. Ảnh minh họa

Thiếu máu

Về nguyên nhân khiến uống sữa tươi nhiều gây thiếu máu và sắt, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết sữa tươi chứa hàm lượng canxi, phospho cao gấp 4-5 lần sữa mẹ. Tuy nhiên, nồng độ cao này lại là nguyên nhân cản trở ruột hấp thụ sắt từ thức ăn.

Bên cạnh đó, sữa tươi chứa 80% protein casein (trong khi sữa mẹ chứa 40% casein) nên nó cản trở ruột hấp thụ sắt. Ngoài ra, sữa tươi hay sữa mẹ đều chứa rất ít sắt. Trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn không thiếu sắt ở 4 tháng đầu đời nhờ lượng sắt dự trữ trong gan. Với trẻ sau 4 tháng tuổi, đặc biệt, sau 12 tháng, cha mẹ phải cho con ăn chế độ giàu sắt.

Thiếu máu sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý khác, gây ra tình trạng mệt mỏi, kén ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, tuần hoàn máu kém ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, đặc biệt khi trẻ đang bước vào giai từ 1 - 3 tuổi - giai đoạn não bộ phát triển nhất. Phụ huynh nên chú ý bổ sung sắt cho con từ các nguồn thực phẩm như thịt bò, hải sản, cá...

Táo bón

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ một phần là do sữa bột. Bởi sữa bột rất ít chất xơ nhưng lại nhiều chất béo, protein. Uống quá nhiều sữa bột sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, chậm tiêu, về lâu về dài dẫn tới tình trạng táo bón nặng.

Trẻ có thể bị còi xương, sỏi thận

Nếu trẻ trẻ không hấp thụ được hết lượng canxi trong sữa, sẽ dễ bị bị còi xương, hoặc sỏi thận. Ảnh minh họa
Nếu trẻ trẻ không hấp thụ được hết lượng canxi trong sữa, sẽ dễ bị bị còi xương, hoặc sỏi thận. Ảnh minh họa

Mặc dù trong sữa chứa rất nhiều canxi nhưng không phải lúc nào trẻ cũng hấp thụ được hết lượng canxi này, do đó có tình trạng nhiều trẻ trông rất bụ bẫm nhưng lại bị còi xương, hoặc sỏi thận do thừa canxi.

Theo đó ba mẹ cần cân bằng lượng sữa cho trẻ uống, thực phẩm cho trẻ ăn đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ. Bên cạnh đó cần cho trẻ tắm nắng buổi sáng/buổi chiều hoặc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D giúp trẻ nấp thu lượng canxi từ sữa tốt hơn.

Lời khuyên cho các phụ huynh có con nhỏ thích uống sữa

BSCKI Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cũng khuyến cáo người lớn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ, không nên quá lạm dụng sữa tươi. Việc sử dụng nhiều hơn 600 ml sữa tươi mỗi ngày sẽ đẩy con vào nguy cơ biếng ăn, thiếu máu, thiếu sắt.

Thực tế, cho con uống mấy cốc sữa/ ngày cần phải căn cứ theo lứa tuổi hiện tại của con bạn nữa. Nếu như bé từ 5 - 6 tháng tuổi trở đi, mỗi ngày cần uống 2 - 3 bình sữa cho đến khi 6 tuổi. Sau đó, tiếp tục bổ sung 1 - 2 ly sữa mỗi ngày cho đến khi 18 tuổi. Tuyệt đối không nên chiều con để con uống sữa thay nước.   

Nếu cha mẹ bé đang có quyết định giảm lượng sữa uống hàng ngày cho con thì nên nhanh chóng thực hiện và thực hiện bằng cách cắt giảm số lượng sữa khi pha sữa trong cốc một cách dần dần và dẫn đến giảm hẳn. Chẳng hạn như thay vì đang cho con uống 6 cốc/ ngày, bạn giảm xuống 4 cốc/ ngày và rồi 2-3 cốc/ ngày…

AN LY (t/h)

Những điều cần biết khi mẹ bầu uống sữa tươi không đường

Những điều cần biết khi mẹ bầu uống sữa tươi không đường

Có nhiều thức uống tốt cho thai kỳ. Trong đó, mẹ bầu uống sữa tươi không đường cũng mang lại những lợi ích bất ngờ mà ít người biết được.