Trong nghiên cứu do Tạp chí Y khoa Anh công bố hôm 3/11 , hầu hết 37 quốc gia được kiểm tra đều có số ca tử vong sớm hơn dự kiến vào năm 2020.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện rằng tình trạng tuổi thọ sụt giảm ở cả nam giới và nữ giới diễn ra tại tất các quốc gia và vùng lãnh thổ, trừ New Zealand, Đài Loan (Trung Quốc) và Na Uy, những khu vực ghi nhận tuổi thọ tăng trong năm 2020. Iceland, Hàn Quốc, Đan Mạch không ghi nhận sự thay đổi về tuổi thọ.
Trong khi đó, tuổi thọ giảm nhiều nhất ở Nga với 2,33 năm ở nam giới và 2,14 năm ở nữ giới. Tiếp đến là Mỹ với 2,27 năm ở nam giới và 1,61 năm ở nữ giới. Bulgaria ghi nhận mức giảm lần lượt ở hai giới là 1,96 năm và 1,37 năm.
Nghiên cứu đã kiểm tra “số năm sống bị mất đi” (YLL) để có hiểu biết đầy đủ hơn về tác động của đại dịch COVID-19, không chỉ đòi hỏi tính những ca tử vong vượt mức - đó là sự khác biệt giữa số tử vong được quan sát và dự kiến do tất cả các nguyên nhân - mà còn phân tích mức độ tử vong sớm như thế nào.
YLL là một công cụ chi tiết hơn, đo lường cả số người chết và độ tuổi mà chúng xảy ra, đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu sử dụng nó để ước tính những thay đổi về tuổi thọ và số năm sống bị mất đi do mọi nguyên nhân vào năm 2020.
Để làm điều này, họ đã so sánh tuổi thọ quan sát được và số năm sống bị mất vào năm 2020 với tuổi thọ dự kiến thông thường dựa trên phân tích các xu hướng lịch sử từ năm 2005 đến năm 2019 ở 37 quốc gia có thu nhập trung bình và cao.
Trong giai đoạn từ 2005 đến 2019, tỷ lệ tuổi thọ trung bình tăng ở cả nam và nữ tại 37 quốc gia được nghiên cứu.