Vì sao các nhà đầu tư đang dồn tiền vào thị trường fintech châu Phi?

Chỉ riêng trong quý 3 năm nay, các nhà đầu tư mạo hiểm toàn cầu đã dồn khoảng 60% nguồn vốn của mình vào lĩnh vực fintech ở châu Phi.

Người dân châu Phi bắt đầu quan tâm đến fintech

Trước khi trở thành một doanh nhân, Ricky Rapa Thomson là một nhân viên bảo vệ và sau đó là một tài xế xe ôm.

africa-fintech-640-1557259656.jpg
Nhà đầu tư đang quan tâm đền thị trường fintech châu Phi.

SafeBoda, công ty khởi nghiệp do anh đồng sáng lập, hứa hẹn sẽ mang đến một môi trường giao thông an toàn và đáng tin cậy trên những con phố tiềm ẩn đầy nguy hiểm của Uganda. SafeBoda sẽ cung cấp các giải pháp fintech cho tài xế và khách hàng của mình và nó hy vọng sẽ trở thành dịch vụ gọi xe lớn nhất châu Phi.

Đó là kiểu câu chuyện mà các nhà đầu tư công nghệ yêu thích. Tuy nhiên, đây cũng là một hành trình chông gai bởi các nhà đầu tư từ nước ngoài thường tránh xa lĩnh vực công nghệ liên quan đến châu Phi, thay vào đó, họ thích tập trung vào các ngành khai khoán hoặc các dự án cơ sở hạ tầng.

Vì vậy, Thomson đã rất lo lắng khi SafeBoda tìm kiếm các khoản đầu tư Series B vào năm 2019.

Nhưng công ty khởi nghiệp này đã thu hút vốn từ các nhánh đầu tư của tập đoàn bảo hiểm Allianz của Đức và siêu ứng dụng Gojek của Indonesia, cả hai đều chưa từng rót tiền vào công nghệ châu Phi trước đây.

“Thật là khiêm tốn. Tuy nhiên đó là một tuyệt vời", Thomson nhớ lại.

Hai năm sau, bằng kinh nghiệm của mình, Thomson đã tạo cảm hứng hàng trăm hàng trăm nhà sáng lập ở lục địa đen và biến châu lục này ở thành như một vùng đất cho sự gia tăng đáng kinh ngạc trong việc tiếp nhận nguồn tài trợ fintech.

Các nhà đầu tư toàn cầu, thường đến từ các quốc gia có truyền thống đầu tư lớn vào châu Phi, đang đổ xô trở đến các công ty khởi nghiệp đầy triển vọng. Từ các tập đoàn khổng lồ đến các công ty đầu tư mạo hiểm (VC) với vô số quy mô, không ai muốn bị bỏ lại phía sau.

Chỉ trong quý 3 năm nay, các công ty fintech châu Phi đã huy động được 906 triệu USD, theo Digest Africa. Con số đó chiếm hơn 60% tổng số tiền mạo hiểm chảy vào châu Phi trong quý trước và nhiều hơn tất cả các lĩnh vực khác cộng lại trong nửa đầu năm 2021.

Xu hướng của năm nay được xây dựng dựa trên một phân tích riêng của BFA Global’s Catalyst Fund, cho thấy, nguồn tài trợ cho các công nghệ tài chính châu Phi đã tăng theo cấp số nhân, từ chỉ 385 triệu USD trong năm 2018 lên 1,35 tỷ USD vào năm ngoái.

Kỳ lân bắt đầu sinh sôi

Ba năm trước, châu lục này chỉ có một công ty khởi nghiệp thuộc sở hữu tư nhân trị giá hơn 1 tỷ USD - Công ty thương mại điện tử Jumia của Nigeria.

Ngày nay, ít nhất bảy công ty khởi nghiệp châu Phi đã tham gia câu lạc bộ “kỳ lân”. Năm trong số đó là các công ty fintech, ba trong số đó - Flutterwave, OPay và Wave - đã trở thành kỳ lân chỉ trong năm nay.

Theo Ryosuke Yamawaki, người đã đưa Công ty Kepple Africa Ventures tham gia vào lục địa này vào năm 2018 cho biết, làn sóng này chỉ mới bắt đầu.

Tôi nghĩ nó sẽ bùng nổ. Giờ đây, chúng tôi thấy các nhà đầu tư mới từ bên ngoài châu Phi mỗi ngày.

Ryosuke Yamawaki

Vào tháng 10, Google đã công bố một quỹ 50 triệu USD để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp ở châu Phi. Cùng tháng, Tiger Global có trụ sở tại New York đã đầu tư 15 triệu USD vào Nigeria’s Mono và 3 triệu USD vào Zambia’s Union54.

Vào tháng 3, Tiger Global đã dẫn đầu một vòng tài trợ trị giá 170 triệu USD cho Nigeria’s Flutterwave, giúp công ty đó trở thành một kỳ lân.

Nhưng không chỉ các nhà đầu tư phương Tây để mắt đến fintech châu Phi. Vào tháng 8, dịch vụ tiền tệ di động OPay có trụ sở tại Nigeria đã trở thành công ty khởi nghiệp ở châu Phi có giá trị cao nhất với 2 tỷ USD sau khi nhận dòng vốn tài trợ khổng lồ trị giá 400 triệu USD từ SoftBank của Nhật Bản và một số nhà đầu tư từ Trung Quốc, trong đó có Sequoia Capital.

Trong khi các quỹ khổng lồ này thường thu hút sự chú ý thì các nhà đầu tư nhỏ hơn đến từ nhiều quốc gia khác lại là những người đã đặt nền móng cho việc phát triển của fintech châu Phi.

africa-fintech-investors-opay-nigeria-funding-palmpay.jpg
Khoảng 60% nguồn vốn đầu tư lĩnh vực fintech đổ về châu Phi trong quý 3 năm nay.

Không giống như Tiger Global và SoftBank, chỉ mới bắt đầu đầu tư vào các công ty khởi nghiệp châu Phi trong năm nay, các công ty đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản là Kepple, Samurai Incubate Africa và Asia Africa Investment & Consulting đã nhanh chóng xây dựng danh mục đầu tư của họ trong hai năm qua.

Kepple hiện đã đầu tư khoảng 15 triệu USD vào 96 công ty, Yamawaki cho biết.

Vào tháng 4, TEN13 của Úc đã đầu tư một số tiền không được tiết lộ vào ImaliPay có trụ sở tại Kenya. Và khoản đầu tư vào SafeBoda từ Gojek của Indonesia đã nhấn mạnh cách mà các quỹ đang đặt cược vào châu Phi.

“Thế giới nhận ra rằng cách tốt nhất - cách duy nhất thực sự - để tìm ra giải pháp cho những thách thức của châu Phi là đầu tư vào các công ty có ý tưởng địa phương, những người có khả năng thiết kế, sửa lỗi thực sự cho các hoạt động kinh doanh”, Thomson nói.

Cuộc đua đang diễn ra

Chắc chắn, fintech đang trở nên nóng bỏng trên toàn cầu - không chỉ ở châu Phi. Nhưng châu lục này có những đặc điểm và thách thức độc đáo khiến lĩnh vực này trở nên lý tưởng.

Thông thường, chi phí kinh doanh cao ở châu Phi là yếu tố ngăn cản nhiều nhà đầu tư nước ngoài,

Aubrey Hruby, người tư vấn cho các công ty Fortune 500 và các công ty lớn khác về đầu tư vào lục địa này, cho biết, cơ sở hạ tầng vật chất kém làm phức tạp các hoạt động kinh doanh.

Bà nói: “Fintech sẽ vượt qua được những thách thức về cơ sở hạ tầng đó”.

Các tài năng châu Phi trong lĩnh vực này hiện cũng đã trưởng thành, với nhiều người sáng lập trong lần khởi nghiệp thứ hai hoặc thứ ba.

Hruby cho biết thêm: “Các nhà đầu tư biết rằng họ đang giao dịch với những người đã được chứng minh qua thực tiễn, những người đã học được nhiều điều trong suốt chặng đường đã qua”.

Theo số liệu, hiện có 40% người dân châu Phi cận Sahara dưới 15 tuổi, những người này là khách hàng tiềm năng trong tương lai tại thời điểm mà mức độ thâm nhập của điện thoại thông minh đang tăng mạnh.

Các nhà đầu tư biết rằng, họ đang giao dịch với những người có kinh nghiệm qua thực tiễn.

Aubrey Hruby - Chuyên gia tư vấn

Ricardo Schäfer, một đối tác của Target Global, một quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại London, cho biết: “Đó là một cơ hội lớn. Giống như trong cơn sốt tìm vàng, bạn muốn đầu tư vào cuốc và xẻng, chúng tôi muốn tập trung vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số - và đó là fintech”.

Theo Hruby và Yamawaki, mặc dù Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước khác đều đang tranh giành ảnh hưởng ở châu Phi, nhưng cuộc chạy đua đầu tư vào fintech khó có thể bị ảnh hưởng bởi địa chính trị.

Nhưng một cuộc cạnh tranh khác, giữa các nhà đầu tư khu vực tư nhân từ khắp nơi trên thế giới, dường như không thể tránh khỏi. Yamawaki nói: “Có một cuộc tranh giành để vào được thị trường này. Những người chiến thắng sẽ là những người đến thị trường này sớm hơn".

Tuy nhiên, việc tham gia sớm vào thị trường châu Phi sẽ mang lại những rủi ro và lo lắng của riêng nó.

Sau khi Target Global dẫn đầu vòng đầu tư 10 triệu USD vào ngân hàng kỹ thuật số Kuda của Nigeria vào năm ngoái. Thời điểm đó, các nhà đầu tư cũng có chút lo lắng, tuy nhiên, cuối cùng họ đã thành công.

Vào đầu tháng 8, Kuda được định giá 500 triệu USD sau một vòng tài trợ mới.

“Mối quan tâm của chúng tôi tan biến rất nhanh”, Ricardo Schäfer nói.

Yamawaki cho biết hiện nay, sự gia nhập của một số quỹ lớn nhất hành tinh như SoftBank và Tiger Global có khả năng làm tăng niềm tin của các công ty đầu tư mạo hiểm nhỏ hơn đang tìm cách đầu tư giai đoạn đầu.

Và khi các công ty khởi nghiệp lớn mạnh hơn, “những tài năng của họ sẽ rời đi và bắt đầu công việc kinh doanh của riêng ”, và tiếp tục truyền đi những bài học mà họ đã học được từ thành công của mình, Hruby nói.

Đúng vậy, sự bất ổn chính trị và sự không chắc chắn về quy định từ lâu đã khiến các nhà đầu tư ở châu Phi lo sợ vẫn là hiện thực ở một số quốc gia cho đến tận ngày nay.

Nhưng SafeBoda’s Thomson tin rằng, đã có dấu hiệu cho thấy dòng chảy đầu tư vào fintech châu Phi có một tương lai tốt đẹp hơn.

Ông nói: “Khi các nhà đầu tư toàn cầu ủng hộ những người có ý tưởng mới địa phương, bạn sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương