Vụ cô giáo mầm non đánh bé 3 tuổi: Trẻ có thể chịu ảnh hưởng tâm lý lâu dài

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em ở độ tuổi lên 3 rất nhạy cảm với môi trường xung quanh và dễ bị tổn thương bởi những trải nghiệm tiêu cực.

Trẻ dễ bị tổn thương tâm lý và khủng hoảng tinh thần.

Liên quan đến vụ việc chị Dương Thị Ngọc Quỳnh, phụ huynh bé Đào Minh Khôi, 3 tuổi, hiện đang học tại lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy) có địa chỉ tại tầng 01, 02 tòa nhà N 02, KĐT New Horizon, số 87 Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội tố cáo việc con chị bị các giáo viên lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy) đánh suốt nhiều ngày, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bé. Ngày 26/3, chị Quỳnh cho biết, hiện tại chị đã thu thập được 46 clip liên quan đến việc các cô giáo đánh học sinh trong một tuần qua và sẽ tiếp tục làm việc, cung cấp hồ sơ, bằng chứng cho UBND phường Mai Động, Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai và các cơ quan chức năng.

Chị Quỳnh cho biết, theo kết quả kiểm tra tại các khoa tâm thần, tâm lý, bệnh viện Nhi Trung ương, con trai chị - bé Đào Minh Khôi hiện đang có biểu hiện phản ứng stress cấp, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và cần theo dõi, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

              Bị cô giáo trường Mầm non Học viện Anh - Xtanh đánh nhiều ngày dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý, chị Dương Thị Ngọc Quỳnh đã phải cho con đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bị cô giáo trường Mầm non Học viện Anh - Xtanh đánh nhiều ngày dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý, chị Dương Thị Ngọc Quỳnh đã phải cho con đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bị cô giáo trường Mầm non Học viện Anh - Xtanh đánh nhiều ngày dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý, chị Dương Thị Ngọc Quỳnh đã phải cho con đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trao đổi với PV, TS. Vũ Thị Thu Thủy, chuyên gia tâm lý học cho rằng, dưới góc độ tâm lý học, các biểu hiện như bé bỏ ăn, khủng hoảng, quấy khóc, giật mình, sợ sệt và không dám đi học có thể là biểu hiện của tổn thương tâm lý (stress, lo âu).

Trẻ em ở độ tuổi 3 rất nhạy cảm với môi trường xung quanh và dễ bị tổn thương bởi những trải nghiệm tiêu cực. Cảm giác sợ hãi, lo âu, hoặc căng thẳng sẽ làm giảm khả năng tự tin của trẻ và tạo ra sự hoang mang trong các tình huống giao tiếp. Trẻ sẽ cảm thấy không an toàn khi phải đối mặt với người lớn, đặc biệt là giáo viên, vì trong tâm trí trẻ, giáo viên là người đáng tin cậy. Trẻ bị khủng hoảng tinh thần (trầm cảm, lo âu, cảm giác vô giá trị). Khi trẻ cảm thấy bị ngược đãi, chúng có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng. Một trong những biểu hiện rõ rệt là bỏ ăn hoặc giảm thèm ăn, điều này có thể do cảm giác không thoải mái hoặc sợ hãi khi ăn, cũng có thể liên quan đến cảm giác buồn bã và thiếu động lực. Trẻ cũng có thể bắt đầu cảm thấy vô giá trị hoặc không xứng đáng được yêu thương.

Bé Đào Minh Khôi, con trai chị Quỳnh bị các cô giáo lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy) đánh nhiều ngày dẫn đến hoảng sợ, quấy khóc, sang chấn tâm lý và sợ đi học.
Bé Đào Minh Khôi, con trai chị Quỳnh bị các cô giáo lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy) đánh nhiều ngày dẫn đến hoảng sợ, quấy khóc, sang chấn tâm lý và sợ đi học.

Ngoài ra trẻ cũng sẽ có cảm giác lo sợ và thay đổi hành vi (quấy khóc, giật mình, sợ hãi khi đi học). Những đứa trẻ bị bạo hành có thể có hành vi thay đổi, ví dụ như quấy khóc thường xuyên hoặc giật mình khi có tiếng động mạnh hoặc gặp tình huống tương tự lần trước. Trẻ có thể phát triển nỗi sợ hãi mãnh liệt khi đối diện với môi trường hoặc người liên quan đến tình huống bạo hành, chẳng hạn như không muốn đến trường vì lo sợ bị giáo viên đánh. Trẻ có thể mất niềm tin vào người lớn, đặc biệt là những người có vai trò chăm sóc hoặc dạy dỗ trẻ. Điều này có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến việc xây dựng các mối quan hệ trong tương lai, làm trẻ khó khăn trong việc xây dựng lòng tin với người khác, kể cả bạn bè và gia đình.

Các yếu tố này có thể cản trở sự phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ. Trẻ không học được cách xử lý cảm xúc một cách lành mạnh và có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hợp tác với bạn bè và các nhân vật trưởng thành khác trong xã hội.

Giáo viên Trường Mầm non Anh - Xtanh bị tố đánh học sinh lớp 3 tuổi suốt nhiều ngày. 
Giáo viên Trường Mầm non Anh - Xtanh bị tố đánh học sinh lớp 3 tuổi suốt nhiều ngày. 

Cũng theo chuyên gia tâm lý học Vũ Thị Thu Thủy, trẻ bị bạo hành sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong tương lai. Vì chúng không tin tưởng vào người lớn hoặc những người xung quanh, trẻ có thể cảm thấy cô đơn, dễ bị tổn thương và gặp khó khăn khi thiết lập lòng tin với bạn bè, thầy cô, hay thậm chí trong các mối quan hệ gia đình.

Hoảng loạn tâm lý và sức khỏe, nhiều ngày qua bé Đào Minh Khôi thường bỏ bữa không ăn, quấy khóc và sợ đi học. 

Trẻ cũng sẽ có những rối loạn cảm xúc và tâm lý. “Những trẻ bị tổn thương tâm lý từ bạo hành có thể phát triển các rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm hoặc cảm giác tự ti. Điều này có thể tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần trong suốt tuổi thơ và thậm chí là đến tuổi trưởng thành. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc, xử lý tình huống stress và có thể dễ bị khủng hoảng tâm lý trong các giai đoạn khó khăn. Qua nghiên cứu và thực tế, chúng tôi nhận thấy, những đứa trẻ bị bạo hành thường thiếu tự tin và có thể có khó khăn trong việc giao tiếp xã hội. Chúng có thể tránh né các tình huống giao tiếp, thiếu khả năng giải quyết xung đột, hoặc cảm thấy không an toàn khi giao tiếp với người khác. Điều này có thể kéo dài đến khi trưởng thành và ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập xã hội”, TS. Vũ Thị Thu Thủy phân tích.

Tại buổi làm việc với gia đình bé Đào Minh Khôi, các giáo viên lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy) đã thừa nhận hành vi đánh bé và mong gia đình thông cảm.
Tại buổi làm việc với gia đình bé Đào Minh Khôi, các giáo viên lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy) đã thừa nhận hành vi đánh bé và mong gia đình thông cảm.

TS. Thủy cũng cho rằng, việc bé 3 tuổi bị các cô giáo đánh cũng sẽ ảnh hưởng đến học tập và phát triển trí tuệ. Theo chuyên gia, bạo hành tinh thần có thể khiến trẻ bị suy giảm khả năng tập trung, ghi nhớ và học hỏi. Trẻ em trong tình trạng căng thẳng hoặc lo âu không thể phát huy tối đa khả năng học tập. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tiến bộ trong học hành và ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Trẻ em bị bạo hành có thể coi hành động bạo lực là một cách giải quyết vấn đề hoặc phản ứng với sự bất lực. Khi trưởng thành, chúng có thể lặp lại mô hình hành vi này trong các mối quan hệ cá nhân hoặc xã hội, dẫn đến sự gia tăng bạo lực hoặc những vấn đề khác trong các mối quan hệ.

Một trong những hệ quả lâu dài của việc bị bạo hành là trẻ thiếu khả năng tự bảo vệ hoặc không hiểu được quyền lợi và nhu cầu của bản thân. Trẻ có thể thiếu sự tự tin để yêu cầu sự giúp đỡ khi gặp phải tình huống không an toàn hoặc không lành mạnh, điều này có thể khiến trẻ dễ bị tổn thương trong suốt cuộc đời.

Gia đình cần tạo ra một môi trường an toàn, yêu thương và hỗ trợ bé

Phân tích về trường hợp bé Đào Minh Khôi, tiến sỹ tâm lý học Vũ Thị Thu Thủy cho rằng, để giúp bé sớm ổn định về sức khỏe, tâm lý, tình thần, ngoài việc theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sỹ, gia đình cần tạo môi trường an toàn và yêu thương. Bố mẹ cần đảm bảo rằng trẻ cảm thấy được bảo vệ và yêu thương trong gia đình. Cung cấp cho trẻ một môi trường sống ổn định, trong đó trẻ cảm thấy an toàn về cả thể chất lẫn tinh thần. Trẻ cần cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện từ cha mẹ để xây dựng lòng tự tin và sự an tâm.

Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc, đặc biệt là những trẻ đã trải qua những tổn thương. Bố mẹ cần chú ý lắng nghe, không phán xét, và thể hiện sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ nói về những cảm xúc sợ hãi, lo âu hoặc giận dữ, hãy thừa nhận cảm xúc đó và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết.

Trao đổi với PV, chị Quỳnh cho biết gia đình sẽ làm đến cùng vụ việc con chị và nhiều cháu khác bị các giáo viên lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy) đánh.
Trao đổi với PV, chị Quỳnh cho biết gia đình sẽ làm đến cùng vụ việc con chị và nhiều cháu khác bị các giáo viên lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy) đánh.

“Bố mẹ cần tạo cơ hội để trẻ chia sẻ những điều đang suy nghĩ trong lòng mà không sợ bị từ chối hay chỉ trích. Giao tiếp hiệu quả giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, biết cách giải quyết vấn đề và xử lý các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Trẻ cũng cần được dạy cách nhận biết các dấu hiệu không an toàn và biết cách yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết. Ngoài ra, giúp trẻ hiểu rõ về quyền lợi của mình sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong việc bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ tiềm ẩn. Cha mẹ cần sử dụng các phương pháp kỷ luật tích cực, không dùng hình phạt thể xác hay bạo lực. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc hướng dẫn và giảng giải cho trẻ hiểu lý do và hậu quả của hành động của mình. Điều này giúp trẻ hiểu và hình thành ý thức tự giác mà không tạo ra cảm giác sợ hãi hoặc tổn thương. Đồng thời, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giải trí và thể chất. Việc này không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, giảm lo âu. Các hoạt động như chơi thể thao, vẽ, đọc sách, hoặc tham gia các trò chơi sáng tạo đều là cách tuyệt vời để giúp trẻ thư giãn và phát triển tinh thần. Giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin, khuyến khích trẻ khám phá sở thích cá nhân, khen ngợi những nỗ lực và thành công dù là nhỏ nhất. Điều này giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và tự tin vào khả năng của mình”, chuyên gia tâm lý Vũ Thị Thu Thủy nói.

Clip các cô giáo lớp Moon reggio, trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh(Einstein Academy)trong quá trình cho ăn thường đánh trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ nên quan tâm, hỗ trợ chuyên môn cho trẻ nếu cần. Nếu trẻ có dấu hiệu bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng, bố mẹ cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý trẻ em. Các nhà tâm lý học có thể giúp đánh giá tình trạng của trẻ và cung cấp các phương pháp trị liệu hoặc hỗ trợ kịp thời để trẻ phục hồi và phát triển ổn định.

Việc duy trì một thói quen ổn định và đều đặn cũng sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Bố mẹ cần tạo ra một lịch trình sinh hoạt hợp lý cho trẻ, bao gồm giờ ngủ, giờ ăn, và các hoạt động học tập hay vui chơi, giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ dàng thích nghi với cuộc sống.

Bảo Long - Hoàng Toàn

Vụ GV trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh đánh trẻ: Nếu có đủ căn cứ sẽ đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động

Vụ GV trường Mầm non Học viện Anh – Xtanh đánh trẻ: Nếu có đủ căn cứ sẽ đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động

Qua trích xuất camera, phát hiện con bị cô giáo trường Mầm non Học viện Anh– Xtanh đánh, phụ huynh đã làm đơn tố cáo và trình báo Cơ quan chức năng.