Cần có những kịch bản nào cho kỳ thi THPT quốc gia?

Do thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19 kéo dài, vấn đề thi tốt nghiệp TPHT cũng được điều chỉnh.

Nên xem xét việc đổi hình thức thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp THPT?

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay có nhiều vấn đề cần xem xét bởi Bộ GD-ĐT đã dời 2 lần tuy nhiên vẫn còn nhiều lo ngại về việc có thể diễn ra như kế hoạch hay không và học sinh có đủ thời gian ôn tập hay không?

Mới đây, sau khi công bố chương trình giảm tại, Bộ GD-ĐT đã công bố đề minh họa thi THPT quốc gia. Nhiều môn được lồng vào chương trình lớp 10, 11, đây là nội dung mà học sinh đã học khá lâu nên dễ quên.

Nhiều thầy cô giáo tỏ ra lo ngại về việc học online có thực sự mang lại hiệu quả và đánh giá chính xác học sinh? Trong khi các kiến thức từ các lớp trước rất khó để các em áp dụng vào bài thi sắp tới. 

Cần có những kịch bản nào cho kỳ thi THPT quốc gia?

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho rằng, theo Luật Giáo dục thì phải có kỳ thi mới xét tốt nghiệp THPT, chính vì vậy vẫn phải giữ kỳ thì THPT quốc gia. 

Học sinh hầu hết đã nắm được toàn bộ chương trình, chỉ còn 1 môn học duy nhất. Nếu có thể, học sinh nên tự ôn tập, kiến thức ở phần cuối giảm bớt. Ông Sơn nhấn mạnh nên cho ôn tập như trước, vẫn thi Toán, Văn, Anh, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Tuy nhiên các môn học kỳ II giảm bớt. 

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), cho biết vì chưa thể dự đoán thời gian hết dịch và học sinh đi học lại, thời gian dạy bù không có, cho nên Bộ GT-ĐT cần xem xét để đề ra phương án. Ví dụ như không cần thi THPT quốc gia, giao việc xét tốt nghiệp cho THPT địa phương. 

Trường đại học xét tuyển có rất nhiều cách: xét 5 học kỳ THPT (trừ học kỳ II lớp 12), kết quả thi đánh giá năng lực, khảo thí riêng… Kết quả thi THPT quốc gia chỉ là một trong số đó.

Muôn cách ứng phó với dịch Covid-19 ở các nước 

Ở Pháp, lần đầu tiên trong lịch sử học sinh không phải dự kỳ thi THPT quốc gia  hay còn gọi là thi tú tài “baccalauréat” vì trường học bị đóng. Đây là thông báo của Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer đưa ra ngày 3/4. Thay vào đó, các em học sinh có thể nhận bằng cấp dựa vào điểm số tại trường trước và sau thời gian cách ly xã hội. 

Khá nhiều học sinh Pháp cảm thấy băn khoăn, vì đa phần các em cuối cấp đều đã chuẩn bị cho kỳ thi từ lâu. Kỳ thi này rất quan trọng, có ảnh hưởng đến việc làm sơ yếu lý lịch khi đi xin việc. 

Bằng tú tài ở Pháp ra đời năm 1808, dưới triều đại của hoàng đế Napoléon, đây là điều kiện cần có để theo đuổi việc học tại trường đại học. Dù là thời chiến việc này vẫn duy trì, đôi khi là tổ chức thi lại hoặc hoãn thi. 

Theo Bộ trưởng Blanquer, hệ thống giáo dục không thể mở cửa trở lại trước tháng Năm. Các chuyên gia sẽ kiểm tra bảng điểm học tập để đảm bảo các điều kiện công bằng cho 740.000 học sinh.

Nước Anh cũng đã hủy 2 kỳ thi là GCSE mà học sinh trải qua năm 16 tuổi và A-Levels nhằm xác định trình độ nhập học đại học. Nhà trường sẽ dự đoán về những gì học sinh đạt được dựa vào thành tích trước đó, sự thể hiện trong lớp và một vài yếu tố khác. Tuy nhiên việc đánh giá cảm tính là khó tránh khỏi. 

Cộng hòa Séc, Slovakia, Bulgaria và Serbia đều đã hoãn các kỳ thi cuối cấp III. 

Ở Mỹ, các trường học đã hủy lễ tốt nghiệp. 

Thanh Mai (tổng hợp)

Người dân Hà Nội nhộn nhịp tập thể dục quanh Hồ Gươm dù có lệnh cách ly xã hội

Người dân Hà Nội nhộn nhịp tập thể dục quanh Hồ Gươm dù có lệnh cách ly xã hội

Hầu hết mọi người đều cho rằng tranh thủ tập thể dục mỗi ngày đảm bảo sức khỏe tuy nhiên vẫn lơ là các biện pháp bảo vệ bản thân.