Vừa qua, các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã có thư kiến nghị gửi Thủ tướng chính phủ và các bộ ban ngành, UBND các tỉnh đề xuất hỗ trợ vượt khó khăn trong mùa dịch. Thư khẩn cầu nhấn mạnh về việc ủng hộ các biện pháp khoanh vùng, ngăn chặn lây lan dịch bệnh và nghiêm túc đúng theo quy định. Tuy nhiên, do tình hình này đã và đang kéo dài cho nên nhiều nơi đứng trước nguy cơ phải sa thải lao động, đóng cửa cơ sở giáo dục.
Theo tính toán, nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, 80% cơ sở giáo dục ngoài công lập được khảo sát sẽ bị giảm doanh số trên 50%, 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi,...
Ảnh minh họa. |
Các chủ cơ sở cho biết, chi phí đầu tư một cơ sở ngoại ngữ tốn 2-5 tỷ đồng với 30 lao động. Ví dụ có 1000 cơ sở như vậy đóng cửa thì hàng nghìn tỷ đồng sẽ "mất trắng", hơn 30.000 lao động sẽ mất việc. Không chỉ vậy, chi phí đầu tư cho một trường tư là khoảng 80-200 tỷ đồng, phần lớn là tiền vay, thời gian có thể xoay sở không quá 3 tháng (theo thời gian đóng tiền học trung bình của học sinh). Nhiều cơ sở đang phải dùng tiền cá nhân để duy trì.
Nếu không có sự can thiệp mạnh thì mọi thành quả 20 năm đổi mới và khuyến khích đầu tư giáo dục tư nhân sẽ bị đẩy lùi. Qua đây, các trường đã đề nghị Nhà nước xem xét và thông qua một gói các phương án hỗ trợ thiết thực cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Một số đề xuất được nêu ra là:
Vào thời điểm đã kiểm soát được dịch bệnh, cho phép các cơ sở đào tạo ngoài công lập nhanh chóng hoạt động trở lại, thực hiện chương trình đúng tiến độ, đảm bảo doanh thu cũng như đời sống cho giáo viên, cán bộ. Các trường phổ thông dân lập cho phép học sinh được đi học như các trường phổ thông quốc tế.
Tạo điều kiện giảm, giãn, hoãn, chậm… việc nộp thuế, phí, lệ phí, giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và mặt bằng cơ sở giáo dục, bảo hiểm xã hội. Xem xét lãi suất cơ bản để cơ cấu các khoản vậy đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Khuyến khích các ngân hàng chấp thuận các gói vay ưu đãi cho các doanh nghiệp giáo dục, với mức lãi ưu đãi được kỳ vọng từ 3 tới 6%/năm trong năm 2020, 2021.
Công nhận tính pháp lý của việc dạy và học trực tuyến cũng như kết quả các chương trình học trực tuyến, tạo điều kiện tối đa để các trường ngoài công lập có thể linh hoạt, chủ động học bù, đảm bảo thời lượng và chất lượng giảng dạy.
60/63 tỉnh, thành quyết định cho học sinh mầm non đến THCS đi học từ 17/3
Cho đến hiện tại, dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" khi số ca nhiễm trên thế giới mỗi ngày mỗi tăng cao.