Phát hiện ở 2 khu di tích bãi cọc Bạch Đằng là phát hiện nổi bật nhất khảo cổ học 2019-2020

"Có thể xác định đây là các khu di tích thuộc chiến trường Bạch Đằng chống xâm lược quân Nguyên Mông năm 1288"

Đây là nhận định của ông  Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội trong diễn văn khai mạc Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55, đề cập tới kết quả hai cuộc khai quật bãi cọc Cao Quỳ và Đầm Thượng (xã Liên Khê, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. 

Dự án khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ đang được gấp rút hoàn thành
Dự án khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ đang được gấp rút hoàn thành

Sau 2 lần khai quật ở Cao Quỳ và Đầm Thượng, các nhà khoa học đã phát hiện 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc, 4 hố đất  đen, tại Đầm Thượng phát hiện 38 cọc gỗ. Di vật thu được từ hố khai quật có đồ sắt, dây chão. PGS- Tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Tổng biên tập Tạp chí Khảo cổ học cũng cho rằng: “Kết quả khai quật khảo cổ học, kết quả xác định niên đại tuyệt đối mẫu cọc gỗ phát hiện được, kết hợp các nguồn tư liệu liên ngành bước đầu đoàn khai quật nhận định di tích Cao Quỳ là trận địa có niên đại khoảng cuối TK XIII, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến/ chiến trường Bạch Đằng chống quân xâm lược Nguyên năm 1288 của quân dân triều Trần”.   

Hội nghị thông báo Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 55 tổ chức từ 28-30/9 tại Hải Phòng. Đây cũng là lần đầu tiên hội nghị lớn nhất của giới khảo cổ học được tổ chức tại thành phố cảng. BTC đã nhận được 341 báo cáo của gần 800 tác giả, trong đó có 105 bài về khảo cổ học Tiền sử, 166 bài khảo cổ học Lịch sử, 48 bài khảo cổ học Champa – Óc Eo, 16 bài khảo cổ học 213 dưới nước và 6 bài hoạt động chung.

Khu di tích Bạch Đằng Giang
Khu di tích Bạch Đằng Giang

Chiều 28/9, hơn 300 nhà khoa học cũng đã có cuộc thực địa tại bãi cọc Cao Quỳ và khu di tích Bạch Đằng Giang (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng).  Với những phát hiện mới, Hải Phòng đã nhanh chóng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường và khu bảo bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ. Hiện dự án đã cơ bản được hoàn thành, dự tính khánh thành đầu tháng 10. TS Lê Thị Liên, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu dưới nước (Viện khảo cổ học) cũng cho biết khu bảo tồn là thử nghiệm đầu tiên vì Việt Nam chưa hề có kinh nghiệm đầy đủ về bảo quản di tích gỗ: “Chúng tôi đang tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện dần các phương pháp  theo hướng dẫn của chuyên gia bảo tồn gỗ đào tạo ở Nhật Bản và tham vấn nhiều chuyên gia khác”.   

Bãi cọc Cao Quỳ dự tính sẽ mở cửa cho khách thăm quan
Bãi cọc Cao Quỳ dự tính sẽ mở cửa cho khách thăm quan

MN

Hải Phòng: Phát hiện bãi cọc gỗ thứ 2 giữa lòng sông nghi liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng

Hải Phòng: Phát hiện bãi cọc gỗ thứ 2 giữa lòng sông nghi liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng

Đây là bãi cọc thứ hai được phát hiện ở Thủy Nguyên, Hải Phòng được nghi là có liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.