Ngày 18/12, một phần bãi cọc nhọn bằng lim đã phát lộ dưới lớp bùn sau nhiều ngày khai quật khảo cổ tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Những cọc này được đóng sâu 2,5m, có ngoàm ở đầu để luồn dây kèo hoặc mộng ở phần giữa.
Bãi cọc lim nằm sâu dưới lớp bùn trầm tích trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Giang Chinh. |
Đường kính của cọc là 20-50 cm, các cọc được chôn cách nhau 5 – 7m, theo hướng đóng xuống lòng đất thẳng đứng và nghiêng 20-15 độ theo hướng Tây hoặc Nam.
Trước đó vào ngày 1/10, ông Nguyễn Tuân Triệu, cư dân của thôn 3 đã phát hiện ra bãi cọc này khi đang đào đất, ông và gia đình đào 2 chiếc cọc và chuyển về lưu giữ tại đình làng Mai Động. Theo ông Nguyễn Đức Hiền, đội 5 cho biết, người dân khu vực này đã biết đến bãi cọc từ nhiều năm trước nhưng không nghĩ là đã di sản từ thời nhà Trần nên quá trình làm ruộng nếu va phải đã nhổ bỏ.
Hình ảnh của các cọc gỗ bằng lim. |
Khi nhận được thông tin, Phòng Văn hóa thông tin huyện Thủy Ngân và UBND xã Liên Khê đã lấy 2 mâu cọc đi giám định. Dựa vào kết quả xác định đươc niên đại của cọc là từ năm 1.270 đến 1.430.
Các nhà khảo cổ học và các nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa ra nhận định khu vực cánh đồng Cao Quỳ chính là di tích liên quan đến trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288 chống quân xâm lược Mông Nguyên, đây là vị trí của sông Đá Bạch xưa.
Liên Khê trước đây thuộc tổng Trúc Động, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, thị trấn Hải Dương. Hiện nay vẫn còn lưu truyền các huyền tích lịch sử của trận chiến chống quân xâm lược phương Bắc, trong đó có trận Bạch Đằng lịch sử một thời. Trúc Động từng là căn cứ để tiến ra cửa sông Bạch Đằng, sông Chanh tiêu diệt và bắt sống thuỷ binh của đế quốc Nguyên Mông.
Chủ tịch TP Hà Nội khẳng định Hà Nội sạch hơn 3 năm trước
Chỉ số ô nhiễm không khí trong nhiều ngày qua ở mức xấu gây nguy hiểm đến sức khỏe khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.