Việt Nam xuất bản truyện tranh "Doraemon" nhiều thứ 2 thế giới

Sau Nhật bản, Việt Nam là đất nước xuất bản tác phẩm Doraemon thứ 2 trên thế giới.

Theo Đại diện của đơn vị Shogakukan (nơi giữ bản quyền nhiều bộ truyện tranh Nhật), nếu bỏ qua thị trường Nhật Bản thì Việt Nam chính là quốc gia xuất bản đầu sách Doraemon nhiều nhất thế giới. 

Doraemon vốn là một tác phẩm truyện tranh nổi tiếng không phải chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Năm 2006, theo số liệu thống kê, Việt Nam có số lượng bản in lên đến 40 triệu bản. 

Việt Nam xuất bản truyện tranh

Doraemon đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam ở sách truyện, đời sống văn hóa, đồ đùng... từ rất lâu. Thậm chí là độc giả phát cuồng với Doraemon như cách mà Nobita phát cuồng với việc sưu tập hộp bút, cốc, mô hình nhân vật nổi tiếng. 

Nếu để ý kỹ chúng ta có thể thấy đối với học sinh tiểu học có vô số đồ vật liên quan đến Doraemon như balo Doraemon của Thiên Long, tập vở Doaremon của Campus, mì ăn liền Doraemon của Acecook, chăn đệm in hình Doraemon của Hồng Hà.

Ở Việt Nam, một công ty được phân phối toàn bộ bản quyền hình ảnh Doraemon có trụ sở ở TPHCM, nơi có đến hàng nghìn mẫu sản phẩm bản quyền của các thương hiệu truyện tranh lớn trên thế giới.

Đại diện bản quyền này cho biết đối tác của họ tại Nhật Bản rất cẩn thận trong việc bảo vệ bản quyền của Doraemon. Việc thiết kế hình ảnh sản phẩm cũng có những nguyên tắc nhất định như không bao giờ có hình ảnh Jaian đi chơi với Shizuka trong một bức hình độc lập, Suneo đi riêng với Nobita trong một bức hình độc lập...

Thế nhưng điều kỳ lạ là dù có nổi tiếng đến mấy trong văn hóa Nhật Bản hay châu Á thì Doraemon lại không được quan tâm nhiều tại phương Tây bằng những bộ manga khác như Dragon Ball, One Piece hay Yu-Gi-Oh!.

Minh chứng là mãi đến năm 2013 mới có bản dịch Doraemon đầu tiên bằng tiếng Anh mới được ra mắt và không có bản giấy, chỉ có bản điện tử trên nền tảng Kindle của Amazon. Đặc biệt hơn là toàn bộ các trò chơi video game với chủ đề Doraemon đều duy nhất chỉ có ngôn ngữ Nhật.

Theo ông Ryutaro Mihara, người từng là quản lý văn hóa ở Nhật và nghiên cứu văn hóa Nhật ở Mỹ, người Mỹ không thích nhân vật bị động như Nobita khi lúc nào cũng phải có Doraemon bảo vệ và giúp đỡ. 

Một vài ý kiến khác được phần đông ủng hộ là do Doraemon hướng đến đối tượng là trẻ em, có độ tuổi nhỏ, trong khi truyện tranh ở Mỹ hay phương Tây đa phần là dành cho các lứa tuổi, chủ đạo là thanh thiếu niên. 

Điều này tương đương với việc nhắc đến truyện tranh ở Việt Nam người ta nghỉ ngay đến truyện cho trẻ em. Đó là lý do vì sao bộ truyện tranh đầu tiên xâm nhập vào thị trường Việt là Doraemon, một tác phẩm dành cho độ tuổi còn nhỏ.

Thanh Mai

Hà Nội kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội đến hết tháng 4

Hà Nội kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội đến hết tháng 4

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đồng ý kiến nghị Ban chỉ đạo Thành phố trình Thủ tướng cho phép Hà Nội kéo dài thời gian cách ly xã hội.