180 triệu thùng dầu dự trữ của Mỹ có giúp giá dầu ‘hạ nhiệt’?

Trong tuần này, châu Âu, Nhật Bản và một số nước khác dự kiến ​​sẽ tham gia cùng Mỹ tung ra thị trường từ nguồn dự trữ của mình khoảng 30 đến 50 triệu thùng trong khoảng thời gian 6 tháng.

Trước đó, TT Biden thông báo nước Mỹ sẽ giải phóng 180 triệu thùng từ kho dự trữ chiến lược của mình, tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là một giải pháp tạm thời.

oil-tanks-cushing-usa.jpg
Mỹ giải phóng 180 triệu thùng dầu ra thị trường để bình ổn giá.

Cuộc xung đột ở Ukraina đã đẩy TT Biden và các nhà lãnh đạo thế giới khác phải nhúng tay vào việc giải phóng lượng dầu có trong các kho dự trữ, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hiệu quả thực tế đối với người tiêu dùng vẫn bị hạn chế, giá cả cao hơn đang chờ đợi người tiêu dùng ở phía trước . Đó là bởi vì cung-cầu toàn cầu quyết định giá cả, các thùng dầu của Nga tung ra thị trường sẽ vượt xa những gì Mỹ và các quốc gia khác đổ vào.

Robert McNally, Chủ tịch công ty tư vấn Rapidan Energy Group có trụ sở tại Washington, cho biết: “Chính quyền TT Biden hiện nhận ra rằng, chỉ cần chúng ta gặp vấn đề với Nga, giá dầu sẽ tăng cao”.

Tình hình này cũng có thể gây tổn hại về mặt chính trị đối với TT Biden, người đã từng cam kết đưa nước Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch khi nhậm chức nhưng hiện phải đối mặt với giá nhiên liệu tăng mạnh trong bối cảnh lạm phát ngày càng tăng ở Mỹ.

“Ưu tiên hàng đầu của bất kỳ quan chức nào ở Washington luôn là cuộc bầu cử tiếp theo và những người này luôn lo sợ về giá xăng dầu. Đó chỉ là phép toán trên thị trường dầu mỏ và nền chính trị cơ bản nhưng tàn khốc”, McNally nói thêm.

Nguồn cung toàn cầu như thế nào trong thời điểm này?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới, xuất khẩu 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, chiếm khoảng 12% thị trường toàn cầu. Theo IEA, khoảng 60% lượng dầu của Nga xuất sang châu Âu và 20% đến Trung Quốc.

Cơ quan này cũng ước tính rằng các lệnh trừng phạt và các quyết định của khu vực tư nhân không mua từ Nga sẽ làm mất 2,85 triệu thùng dầu Nga khỏi thị trường thế giới trong một ngày. McNally và những người khác cho rằng, mức giảm nguồn cung sẽ còn cao hơn, ước vào khoảng 3 triệu thùng/ngày.

“Cách thức hoạt động của kinh tế học dầu mỏ là bạn có một loại hàng hóa được định giá trên toàn cầu. Vì vậy, sự gián đoạn ở bất cứ đâu cũng ảnh hưởng đến giá cả ở mọi nơi”, David Goldwyn, người đứng đầu Goldwyn Global Strategy và là cựu Cố vấn chính sách trong chính quyền Obama cho biết và thêm rằng, đó là vấn đề mà TBiden đang cố gắng khắc phục”.

64r3pmivtnjujnnwdtd6z7h2bu.jpg
Nguồn cung dầu bị ảnh hưởng do cuộc chiến ở Ukraina.

Khi cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine diễn ra, các quan chức chính quyền Biden đã đề nghị các nhà sản xuất trong nước của Mỹ và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng cường sản xuất. Tuy nhiên, yêu cầu của TT Biden đã bị cả hai từ chối.

Tại Mỹ, hầu hết các nhà sản xuất đã bị “khóa” vào các kế hoạch sản xuất dài hạn và ngành công nghiệp này vẫn đang phục hồi sau đợt giảm giá dầu vào năm 2020 do đại dịch COVID-19 gây ra.

Về phần mình, 13 quốc gia OPEC, sau khi cắt giảm sản lượng để đối phó với sự suy thoái do đại dịch, đang duy trì thỏa thuận kéo dài từ năm 2021 theo đó, tổ chức này chỉ tăng nguồn cung thêm 400.000 thùng/tháng.

“Đó là thỏa thuận mà họ đã ký và họ muốn giữ chân mọi người trong thỏa thuận đó. Họ đang từ chối mọi áp lực để đi chệch hướng”, McNally nói.

Thời điểm để chuyển sang năng lượng tái tạo

Khi TT Biden tuyên bố tiết lộ trữ lượng dầu của Mỹ vào tuần trước, ông đã ban hành lệnh thứ hai thúc đẩy khai thác khoáng sản và kim loại cần thiết để sản xuất xe điện - lithium, niken, coban.

Động thái này phát đi một tín hiệu rằng ông Biden thực hiện cam kết cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn nhằm chuyển nền kinh tế Mỹ khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ như cam kết khi tranh cử Tổng thống vào năm 2020.

Nhưng với lạm phát tăng và giá xăng tăng cao, ông phải đối mặt với thực tế chính trị khó khăn trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 nếu ông muốn lấy lại quyền.

“Hầu hết các cử tri thực sự lo lắng nhiều hơn về hiện tại với việc giá khí đốt tăng vọt và họ sẽ ít chú trọng hơn đến lượng khí thải carbon. Họ sẽ tập trung nhiều vào việc túi tiền của họ đang bị thiệt hại như thế nào ”, Lee Ohanian, Giáo sư Kinh tế tại Đại học California, Los Angeles, nói.

wireap_bf4c43a1ef3c4a0a92b6f3d4e.jpg
Người Mỹ đang chi nhiều tiền hơn cho năng lượng.

Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường và các chuyên gia khác lại cho rằng, cuộc chiến ở Ukraina là thời điểm để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng từ hóa thạch sang năng lượng sạch.

“Cuộc khủng hoảng này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng ta không thể phụ thuộc hoàn toàn vào dầu khí, vào sự độc quyền trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch”, Maria Ivanova, Giáo sư quản trị toàn cầu tại Đại học Massachusetts Boston, cho biết.

Hành động đầu tiên của TT Biden trên cương vị tổng thống vào năm 2021 là đưa Hoa Kỳ trở lại Hiệp định Khí hậu Paris và ông đã đề xuất các biện pháp sâu rộng ở Hoa Kỳ để khuyến khích sự phát triển của xe điện - phần lớn trong số đó vẫn chưa được Quốc hội thông qua.

Nhưng việc thúc đẩy sản xuất trong nước gần đây của ông ấy trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraina đánh dấu “một sự thay đổi đáng kể”, Ivanova nói.

Bà Ivanova đồng ý rằng, giải phóng lượng dầu dự trữ và khuyến khích sản xuất nhiều hơn là cần thiết ngay bây giờ nhưng TT Biden không nên từ bỏ việc thúc đẩy năng lượng tái tạo.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương