Theo một báo cáo của Tổng cục Thống kê, những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi tiêu cho giáo dục và đào tạo vào loại cao trên thế giới. Người dân sẵn sàng đầu tư cho giáo dục với mức chi ngày một tăng. Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Điều này trở thành một áp lực nặng nề với các bậc cha mẹ ngay cả khi có thu nhập ổn định ở mức khá.
Trên các diễn đàn, phụ huynh than "khủng hoảng" vì lo cho con ăn học không phải hiếm. Một bà mẹ cho biết, mình nuôi hai đứa con ăn học, 1 đứa lớp 6, một đứa lớp 8. Muốn cho con ăn học đầy đủ, vậy mà nhìn học phí hàng tháng là thấy stress.
Người mẹ cho biết bản thân mình rất mệt mỏi bởi hai vợ chồng làm công ăn lương, lương "3 cọc, 3 đồng". Hàng tháng đối mặt với bao chi phí, nhiều lúc chỉ muốn buông xuôi cho xong, nhưng nghĩ đến con nên đành phải cắn răng cố gắng. "Quanh năm suốt tháng đều nợ nần chồng chất", chị cho hay.
Tâm sự của một bà mẹ khủng hoảng vì tiền học của con |
Tuy nhiên, không phải ai ở thành phố lớn cũng lâm vào cảnh cuối tháng "vò đầu bứt tóc" vì chi tiêu cho con cái. Chẳng hạn một bà mẹ mới đây chia sẻ khoản sinh hoạt phí của hai mẹ con. Dù ở nơi phồn hoa đô thị nhưng chị chỉ tốn 4,1 triệu đồng mỗi tháng cho tất cả các khoản. Trong đó, tiền học cho con 11 tuổi chỉ tốn 1,5 triệu đồng.
Chị cho biết vì con học trường công nên không tốn học phí. Con chỉ tốn các khoản tiền bán trú (ngày 30 ngàn đồng/tháng 22 ngày), vệ sinh bán trú, tiền học hai buổi (100 ngàn đồng/tháng), tiền học kĩ năng (30 ngàn đồng/tháng), tiền nước uống (15 ngàn đồng/tháng); tiền Anh văn với người nước ngoài... Tổng tiền học của con chị chưa tới 1,5 triệu đồng. Chị không cho con học thêm bất cứ môn gì mà tận dụng những nguồn tài liệu sẵn có.
"Riêng khoản học hành của con thì con mình hiện chỉ xem các kênh giáo dục trên Youtube (mình sử dụng Youtube kid tắt tính năng tìm kiếm, chỉ duyệt các video mình đã xem và thấy ok). Con mình chỉ xem các kênh giáo dục bằng tiếng Anh và tiếng Trung chuẩn. Đằng nào mình cũng không thể tránh được việc con mình tiếp xúc thiết bị điện tử nên mình chủ động định hướng con cho đúng", chị nói.
Chị thường cho con đi bảo tàng, công viên, nhà sách, thư viện để nâng cao các kĩ năng mềm. Chiều cuối tuần con tham gia đội bóng với các bạn ở chung cư miễn phí. Ngoài ra, con còn được mẹ cho ra công viên Tao Đàn hàng tuần để giao lưu với người nước ngoài.
Bà mẹ này cho biết, đến năm con lên cấp 3 chị mới quyết định cho con học thêm hay không, tùy vào sức học cũng như nhu cầu và mong muốn của con. Nhưng quan điểm của chị vẫn là muốn con tự học bởi nguồn tài liệu online hiện nay rất phong phú, quan trọng là cha mẹ định hướng và đồng hành cùng con ra sao.
"Việc phải chi trả quá nhiều tiền cho việc học của con thực sự là một thách thức đối với nhiều gia đình Việt. Như một người bố, mình hiểu rằng giáo dục là rất quan trọng, nhưng việc phải đối mặt với áp lực tài chính không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mình luôn cần cân nhắc kỹ lưỡng và tìm cách quản lý tài chính một cách thông minh, để đảm bảo tương lai của con mà không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe tài chính của gia đình", bà mẹ này nói.
Không học thêm không có nghĩa là thua thiệt
Với tâm lý muốn con được bằng bạn bằng bè, cha mẹ sẽ cố gắng cho con đi học thật nhiều các lớp học thêm. Tuy nhiên, một lớp học thêm thường có chi phí dao động từ vài trăm đến vài triệu.
Đối với nhiều gia đình, tiền học thêm của con trở thành phần chi tiêu chính, không thể không có. Đặc biệt nhiều cha mẹ định hướng cho con vào trường chuyên lớp chọn thì nhu cầu này càng cấp thiết. Có những đứa trẻ mới lớp 1, lớp 2 đã quay cuồng ngày đêm để mong có suất vào trường điểm.
Những gia đình có điều kiện thì không sao, nhưng những gia đình mà hai vợ chồng lương ba cọc, ba đồng, thì khoản phí học thêm cho con không khác gì gánh nặng. Quá chú trọng việc học thêm gây mất cân bằng tài chính gia đình, dễ khiến các khoản phí phải bù trừ nhau không khoa học.
Không đi học thêm thì ba mẹ lo sợ con học không bằng bạn, bằng bè. Tuy nhiên, không phải cứ học thêm là giỏi và bạn nào không học thêm sẽ thua thiệt. Khả năng tự học giúp con làm chủ được tư duy, dễ dàng đạt điểm cao mà không cần phải chạy đua ở các lớp luyện thi.
Hơn nữa, ba mẹ còn tiết kiệm một khoản chi phí kha khá để đầu tư vào cái khác cho con. Ví dụ như vào thể chất, vào năng khiếu. Để rèn con tự học rất khó, cần nhiều thời gian, không phải một phát mà con phải tự học được. Ba mẹ cần định hướng đúng đắn rồi hướng con cái từ từ làm theo.
Học nhiều không bằng học chắc, vì thế cha mẹ đừng ép buộc con phải học nhiều mà hãy để con được học những môn con thích. Chỉ cho con học thêm khi thật sự cần thiết, để con có thời gian nghỉ ngơi, ôn tập lại kiến thức đã học.
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông, các con có nhiều cơ hội tiếp xúc với những kiến thức mới. Các kênh youtube, group học tập trên facebook,...là nơi mà các con có thể tìm tòi, học hỏi một cách hoàn toàn miễn phí.
“Nữ hoàng quảng cáo” Kim Nam Joo chi hơn 11 tỷ cho việc học của con gái, dạy con theo phương pháp giáo dục của người Do Thái
Kim Nam Joo cho biết, bản thân muốn đầu tư nhiều vào việc học của các con là do mặc cảm trong quá khứ.