Là phần thực phẩm thường bị loại bỏ khi chế biến, thế nhưng da cá hồi thực chất là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng, da cá hồi còn góp phần tăng hương vị và kết cấu cho các món ăn.
Lợi ích sức khỏe của da cá hồi
Hỗ trợ phát triển cơ thể: Giàu protein và chất béo không bão hòa, bao gồm omega-3, giúp phục hồi tô chức và tăng khối lượng cơ bắp.
Cải thiện sức khỏe xương khớp: Hàm lượng vitamin D, protein và omega-3 giúp hấp thụ canxi hiệu quả, duy trì hệ xương chắc khỏe.
Giảm nguy cơ ung thư: Omega-3 có thể giúp giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe tế bào, giảm nguy cơ một số loại ung thư.
Tăng cường sức khỏe nhận thức: Omega-3 đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ bệnh Alzheimer và tăng cường chức năng não.
Cải thiện thị lực: Hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Duy trì sức khỏe tim mạch: Giảm nguy cơ bệnh tim nhờ vào hàm lượng axit béo omega-3.
Làn da và tóc khỏe mạnh: Giàu protein, chất chống oxy hóa, omega-3 giúp da mềm mơ, tăng độ đàn hồi và độ ẩm.
Hỗ trợ sức khỏe đường ruột: Các chất dinh dưỡng trong da cá hồi, như omega-3, có thể có lợi cho sức khỏe đường ruột. Chúng có thể giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa.
Hỗ trợ lành vết thương: Omega-3 trong da cá hồi giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tế bào.
Thành phần dinh dưỡng trong da cá hồi
Protein: 10g/15g da cá hồi khô
Chất béo: Giàu omega-3, lượng cholesterol và chất béo bão hòa nhỏ
Vitamin và khoáng chất: Chứa các loại vitamin B6, B12, D, selen, kali, niacin...
Cách chế biến da cá hồi
Da cá hồi có thể được chế biến thành nhiều món như chiên giòn, nướng, sấy khô làm món ăn vặt. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng 2-3 khẩu phần cá hồi mỗi tuần để tối ưu lợi ích sức khỏe.
Món ngon mỗi ngày: Cá hồi cuộn rong biển
Công thức phù hợp với khẩu phần 4 người ăn, thực hiện trong 30 phút.