Bộ Y tế Nhật Bản hôm qua cho biết nước này ghi nhận thêm 584 ca nhiễm nCoV, nâng ca nhiễm trên cả nước lên 10.433, bao gồm cả những người được sàng lọc tại sân bay và những người Nhật được sơ tán khỏi vùng dịch ở nước ngoài.
Nhật hiện ghi nhận 224 ca tử vong do Covid-19, 214 người trong tình trạng nghiêm trọng, 1.713 người đã hồi phục và được xuất viện. Tokyo là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất với 2.975 ca nhiễm, tiếp đó là Oska với 1.163 ca.
Tính đến ngày 9/4, tức khoảng ba tháng sau khi ca nhiễm nCoV được xác nhận, Nhật chỉ mới báo cáo hơn 5.000 ca nhiễm. Con số hiện đã tăng gấp đôi chỉ sau 9 ngày.
Thủ tướng Shinzo Abe hôm 17/4 tiếp tục kêu gọi người dân ở trong nhà, nói rằng mục tiêu giảm 80% tiếp xúc xã hội đã không đạt được. Chỉ trước đó một ngày, ông Abe tuyên bố mở rộng tình trạng khẩn cấp từ 7 tỉnh, thành ra toàn quốc. Động thái này diễn ra một phần bởi lo ngại dịch bệnh có thể khiến dịch vụ y tế quá tải ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhiều người cao tuổi.
Truyền thông Nhật hồi đầu tuần dẫn một nghiên cứu mật của Bộ Y tế nước này dự đoán số người tử vong vì Covid-19 ở Nhật có thể chạm mốc 400.000 nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Báo cáo cũng ước tính khoảng 850.000 người có thể cần tới máy thở.
Các biện pháp tăng cường nhằm ngăn Covid-19 lây lan được chính phủ Nhật triển khai gồm yêu cầu người dân tự cách ly tại nhà và các doanh nghiệp đóng cửa, song không đưa ra mức phạt hành chính hay các hình phạt cụ thể để bắt buộc tuân thủ.
Ai đã hạ thấp rủi ro y tế thực sự của COVID-19?
Tờ Thời báo Hàn Quốc mới đây đã đăng bài viết: Có phải Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng cảnh báo đầu tiên về dịch COVID-19 hay không?