Các công ty khai thác quặng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ gói hỗ trợ 44 tỷ USD của Trung Quốc?

Các nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất cho Trung Quốc lạc quan khi chính quyền Bắc Kinh đưa ra các chính sách và biện pháp kích thích để thúc đẩy ngành thép trong bối cảnh nước này phải đối mặt với những khó khăn kinh tế và lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.

Tuần trước, Bắc Kinh đã đưa ra nhiều chính sách kích thích bao gồm thêm 300 tỷ nhân dân tệ (44 tỷ USD) hạn ngạch cho chi tiêu và đầu tư cơ sở hạ tầng - cao hơn mức đã được công bố vào cuối tháng 6.

Trong khi có những bất ổn xung quanh nhu cầu và sản xuất thép ở Trung Quốc, các công ty khai thác như Tập đoàn Fortescue Metals của Australia cho biết, cho đến thời điểm này, không có dấu hiệu nhu cầu giảm và tồn kho quặng sắt ở các cảng Trung Quốc đang ở mức thấp.

Các công ty khai thác quặng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ gói hỗ trợ 44 tỷ USD của Trung Quốc? - Ảnh 1.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới

"Thị trường có tính chu kỳ, nó thường được xác định bởi triển vọng sản xuất thép ở Trung Quốc… và chúng tôi cung đã cấp hơn một tỷ tấn thép thô cho thị trường Trung Quốc trong năm 2021", Giám đốc điều hành của Fortescue, Elizabeth Gaines, nói với CNBC "Capital Connection" hôm thứ Hai , sau khi công bố kết quả kinh doanh của công ty.

Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất thép và thép là nguyên liệu thô trong nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc, bao gồm cả lĩnh vực bất động sản.

Nhu cầu và sản lượng thép giảm có thể chỉ ra những điểm yếu trong nền kinh tế Trung Quốc và làm tổn hại đến thu nhập của các công ty khai thác quặng sắt, vốn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới.

Các công ty khai thác quặng sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ gói hỗ trợ 44 tỷ USD của Trung Quốc? - Ảnh 2.

Giám đốc điều hành của Fortescue, Elizabeth Gaines.

Năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất 1,033 tỷ tấn thép thô, mức giảm trong năm đầu tiên kể từ năm 2016. Sản lượng thép toàn quốc trong 7 tháng đầu năm nay giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong dự báo của mình vào cuối năm ngoái, Viện nghiên cứu và quy hoạch ngành luyện kim Trung Quốc cho biết họ dự kiến sản lượng năm 2022 của Trung Quốc sẽ chỉ còn 1,017 tỷ tấn - giảm gần 1,5% so với năm trước.

Bất chấp nhu cầu về thép ở Trung Quốc không ổn định trong năm nay do các đợt phong tỏa, nguồn cung quặng sắt của Fortescue đã đạt mức kỷ lục 189 triệu tấn trong năm tài chính 2021/2022, cho phép công ty đạt mức thu nhập cao kỷ lục 17 tỷ USD so với cùng kỳ.

Khoảng 88% doanh số bán quặng sắt của Fortescue là cho Trung Quốc.

"Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc có thể đang trên đà sản xuất và nhận một lượng thép thô tương tự trong năm dương lịch này".

Giám đốc điều hành của Fortescue, Elizabeth Gaines.

Tuy nhiên, thu nhập của công ty đã giảm xuống mức 22 tỷ USD của năm ngoái do giá quặng sắt trong bối cảnh kinh tế đang suy yếu ở Trung Quốc trong năm nay.

Người phát ngôn của Fortescue nói rằng, trong khi có những bất ổn về sản xuất thép của Trung Quốc, công ty tin rằng Bắc Kinh "tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chính sách liên tục của chính phủ và nới lỏng hơn nữa các chính sách Covid-zero" sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu thép.

Các nhà cung cấp quặng sắt chính khác cũng lạc quan về lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc.

Giám đốc điều hành BHP Anh-Úc Mike Henry cho biết trong khi công bố kết quả kinh doanh hàng năm của BHP hai tuần trước rằng, ông kỳ vọng Trung Quốc sẽ là "nguồn ổn định cho nhu cầu hàng hóa trong năm tới, với sự hỗ trợ chính sách đang dần được giữ vững".

Ông cho biết ngay cả trong các đợt ngừng hoạt động lớn trong quý II của năm, tỷ lệ sử hoạt động hoạt động của nhà máy thép vẫn tốt.

Tuy nhiên, kỳ vọng sự phục hồi trong lĩnh vực bất động sản sẽ "lâu hơn một chút", Henry nói, tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã có những khó khăn trong bối cảnh điều kiện toàn cầu yếu hơn.

Công ty khai thác Brazil Vale, một nhà cung cấp quặng sắt lớn khác cho Trung Quốc cũng có quan điểm tích cực đối với Trung Quốc.

Phó chủ tịch điều hành Vale's Iron Ore Marcello Spinelli cho biết vao cuối tháng 7 rằng, ông tin rằng Trung Quốc vẫn cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng mặc dù đã có sự chậm trễ. Ông cũng cho biết Bắc Kinh đang có khả năng làm việc để giải quyết cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản.

MINH MINH