Cảnh báo khủng hoảng của Evergrande sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Ông Li Daokui, cựu cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Theo một cựu cố vấn của ngân hàng trung ương Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nhưng có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống tài chính của nước này, theo CNBC.

China Evergrande - tập đoàn mắc nợ nhiều nhất của Trung Quốc với tổng số nợ khoảng 300 tỷ USD. Công ty đã phải vật lộn để thanh toán cho các nhà cung cấp của mình và cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ có thể vỡ nợ, với một khoản thanh toán chính sẽ đến hạn ngay trong tuần này.

1616541389063099.jpg
Ông Li Daokui, một cựu cố vấn của Ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Ông Li Daokui, trước đây là cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhận định trên CNBC vào hôm nay (22/9): “Nguy cơ China Evergrande vỡ nợ có thể tác động to lớn đến nền kinh tế thực khi hàng loạt dự án bất động sản bị đình trệ. Thị trường bất động sản suy yếu sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP (của Trung Quốc) trong năm tới”. Ông Li hiện là giáo sư tại Trường Kinh tế và Quản lý thuộc Đại học Thanh Hoa, một trong những trường đại học hàng đầu Trung Quốc.

bieudocophieu.png
Cổ phiếu China Evergrande niêm yết trên sàn Hong Kong lao dốc mạnh mẽ trong những ngày qua. Nguồn: CNBC

Dù vậy, theo ông Li Daokui, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính Trung Quốc là không lớn do không có công cụ phái sinh nào được xây dựng trên các khoản nợ khổng lồ của China Evergrande.

Các công cụ phái sinh là các chứng khoán tài chính phức tạp thu được giá trị từ một tài sản cơ bản, chẳng hạn như cổ phiếu và trái phiếu. Các nhà giao dịch sử dụng các công cụ phái sinh cho các mục đích khác nhau bao gồm bảo hiểm rủi ro một vị trí và đầu cơ vào tài sản cơ bản.

Evergrande như chúng ta hiểu có thể không tồn tại.

Ông Li Daokui, cựu cố vấn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc

"Tôi nghĩ còn hơi sớm để dự báo tác động thực của cuộc khủng hoảng nợ Evergrande. Tuy nhiên, với những tính toán sơ bộ của cá nhân tôi hiện tại, thiệt hại sẽ rơi vào khoản 1% GDP nếu mọi thức sớm nằm trong tầm kiểm soát". Ông Li nói.

Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết hôm nay rằng họ đã duy trì dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc ở mức 8,1% cho năm 2021 và 5,5% cho năm 2022.

Đó sẽ là một sự cải thiện so với mức tăng 2,3% vào năm ngoái, khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong khi hầu hết các nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

4-16322122668351373773794.jpg
Evergrande đang ôm khoản nợ hơn 300 tỷ USD.

Trong một bức thư gửi nhân viên nhân dịp Tết Trung thu, Chủ tịch Hui Ka Yuan của Evergrande nhấn mạnh công ty tự tin sẽ "bước ra khỏi thời điểm đen tối nhất" và cung cấp các dự án bất động sản như đã cam kết. Hui Ka Yuan cũng nhấn mạnh sẽ hoàn thành trách nhiệm với người mua bất động sản, nhà đầu tư, đối tác và các tổ chức tài chính.

Những dự báo của các nhà phân tích cũng như lời hứa của Chủ tịch Hui Ka Yuan sẽ phần nào được kiểm chứng ngay trong tuần này khi mà Evergrande sẽ phải trả 83,5 triệu USD tiền lãi liên quan đến trái phiếu vào thứ Năm. Xa hơn là khoản thanh toán 47,5 triệu USD đến hạn vào ngày 29/9. 

Nếu nhà phát triển bất động sản Trung Quốc không thể thanh toán lãi suất các khoản trái phiếu này trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến hạn, hai trái phiếu này sẽ bị liệt kê vào dạng vỡ nợ.

Trong bất kỳ trường hợp vỡ nợ nào, China Evergrande sẽ cần phải tái cơ cấu trái phiếu. Dù vậy, các nhà phân tích kỳ vọng tỷ lệ thu hồi cho nhà đầu tư là tương đối thấp.

Giá cổ phiếu tập đoàn này tụt mạnh trong những ngày qua chính là bức tranh rõ nét phản ánh kỳ vọng tiêu cực của nhà đầu tư.

Liệu Evergrande có bị giải thể?

Ông Jimmy Chang, giám đốc đầu tư tại Rockefeller Global Family Office cảnh báo chính phủ cần nhanh chóng hành động vì cuộc khủng hoảng thanh khoản ở China Evergrande có thể gây ra hệ lụy lớn cho nền kinh tế lớn thứ hai hành tinh. “Lĩnh vực bất động sản đóng vai trò rất quan trọng với nền kinh tế Trung Quốc cũng như tài chính của nhiều gia đình Trung Quốc do tỷ lệ sở hữu nhà ở quốc gia này lên tới hơn 90%”.

Còn ông Li cho biết các vụ vỡ nợ của Evergrande có thể sẽ làm chậm tiến độ của các dự án phát triển xung quanh Trung Quốc, vốn sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế địa phương ở Trung Quốc.

Điều đó có thể thúc đẩy chính quyền địa phương và tỉnh phải can thiệp bằng tiền của họ để tiếp tục các dự án đó, nhà kinh tế cho biết.

evergrande-crisis-will-hurt-chinas-economy-li-daokui-former-adviser-2048x1501.jpeg
Cuộc khủng hoảng Evergrande sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Li cũng cho biết ông hy vọng ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ bổ sung thanh khoản trong các lĩnh vực mục tiêu để đảm bảo sự lan tỏa từ vụ vỡ nợ của Evergrande “sẽ không đi quá nhanh.”

Ông dự đoán rằng trong trung và dài hạn, công ty liên quan có thể sẽ bị “giải thể” thành 4 nhóm chính: phát triển bất động sản, tài chính, xe điện và các dự án thương mại khác.

Li cho biết: “Mỗi phần trong số 4 phần phụ này của Evergrande sẽ được bán cho các công ty riêng lẻ hoặc thậm chí cho một số chính quyền địa phương. “Evergrande như chúng ta hiểu có thể không tồn tại.”

Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande được Xu Jiayin thành lập vào năm 1996. Ông này đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc trong thời kỳ bùng nổ thị trường bất động sản của nước này vào những năm 1990.

Xu Jiayin đã đổ tiền vào các dự án phát triển hàng loạt ở các thành phố mới, huy động được 9 tỷ USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hồi năm 2009 tại Hong Kong (Trung Quốc)

Song hoạt động của Evergrande bắt đầu đi xuống khi Chính phủ Trung Quốc áp đặt "3 lằn ranh đỏ" mới đối với lĩnh vực bất động sản vào tháng 8/2020. Diễn biến đó buộc tập đoàn này phải bán bớt các bất động sản với mức chiết khấu ngày càng cao, dẫn tới thua lỗ nặng nề.

NGỌC CHÂU