Đến nay, chỉ sau vài năm, quy mô trên thị trường liên ngân hàng đã tăng đột biến, đặc biệt từ cuối năm 2021 đến nay. Dữ liệu so sánh cho thấy, ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xẩy ra, nền kinh tế vận động bình thường, quy mô giao dịch trên liên ngân hàng cũng chỉ quanh 45.000 tỷ đồng/ngày.
Nhưng từ năm 2021 đã vọt lên quanh 100.000 tỷ đồng, rồi đến 2022 quen thuộc với quy mô quanh 200.000 tỷ đồng/ngày.
Mức độ trên đã không còn quá nhỏ so với quy mô vốn huy động toàn hệ thống nữa. So với quy mô vốn huy động toàn hệ thống, bởi nguồn vay mượn ngắn hạn ở đây nếu được bình ổn càng giúp giảm thiểu chi phí vốn đầu vào cho các ngân hàng thương mại (NHTM).
Và như đề cập vừa qua, lãi suất VND liên ngân hàng liên tiếp giảm mạnh, qua đêm đã về sát 1%/năm, giúp pha loãng chi phí vốn nói trên của hệ thống. Quy mô của "bình nước làm mát" này cũng đã rất lớn, gấp đôi đến gấp ba so với chỉ vài năm trước, càng hỗ trợ và góp phần hạ nhiệt cỗ máy lãi suất có xu hướng nóng lên trên các thị trường từ đầu năm đến nay.
Vấn đề là vì sao chỉ sau vài năm mà doanh số giao dịch hàng ngày trên liên ngân hàng đột biến đến như vậy?
Thứ nhất, nó phản ánh cung - cầu vốn hoàn toàn tự dưỡng được giữa các NHTM với một vùng lãi suất rất thấp. Ở khía cạnh này gián tiếp phản ánh mức độ tín nhiệm, giá trị bền vững trong nội bộ hệ thống đã cải thiện rất nhiều. Trong quá khứ, thị trường liên ngân hàng Việt Nam từng có những giai đoạn mất niềm tin, phát sinh nợ xấu ngay giữa các nhà băng dẫn tới sự ngột ngạt thanh khoản; giao dịch ở đây từng nặng nề với điều kiện phải có tài sản đảm bảo mới nối được cung – cầu.
Hoặc trước nữa, cũng từng có tình trạng "chim mồi" lãi suất theo hướng ngân hàng sống trên lưng ngân hàng khác, qua "đội nhóm" hoặc "liên minh" làm giá trên thị trường này khiến thanh khoản và lãi suất căng thẳng… Nhìn lại những vấn đề từng xẩy ra trong quá khứ nói trên để thấy quy mô và sức lưu thông, trôi chảy với chi phí lãi suất rất thấp hiện nay như thế nào. Và qua đó thị trường liên ngân hàng càng góp vài trò, giá trị trong điều hòa thanh khoản hệ thống, giảm thiểu phát sinh áp lực lãi suất trên các thị trường khác.
Thứ hai, một lý giải cụ thể hơn cho quy mô đột biến hiện nay gắn với thay đổi lớn trong cấu trúc vốn của hệ thống NHTM Việt Nam, gắn với một phần thay đổi trong nền kinh tế. Nguồn tiền ở hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay đã bớt sức nặng của mối quan hệ huy động – cho vay, gửi tiền lấy lãi suất như các giai đoạn trước. Thay vào đó, một xu hướng ngày càng mạnh là lượng tiền gửi thanh toán (CASA) ngày càng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu. Hiện đã có phân nửa hệ thống đạt CASA từ 15%, nhiều thành viên trên 20% và một nhóm dù chưa nhiều thành viên nhưng có thị phần huy động đáng kể đã đạt tới 35-50%.
Chỉ vài năm trước, diễn biến của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dường như không quá nổi bật trong các dòng chảy thông tin. Nay đã khác. Sức ảnh hưởng của lãi suất này rõ nét hơn và nhà đầu tư càng cần chú ý hơn. Nguyên do, nhiều năm trước, quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ khoảng 50.000 tỷ đồng mỗi ngày, quá nhỏ so với 8-9 triệu tỷ đồng tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống.
Dù vậy, với chức năng chính, thị trường liên ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng, như bình nước làm mát đối với động cơ của lãi suất trên các thị trường. Nó hỗ trợ điều hòa thanh khoản hệ thống ngắn hạn, hạn chế cầu vốn ngắn hạn trong hệ thống dâng lên ở thị trường 1 (với dân cư và tổ chức) mà qua đó kích lãi suất huy động (và lãi suất cho vay) tăng lên.
Tổng Hợp