Trong ngày 6/11, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội các nội dung của dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi, đáng chú ý là vấn đề bổ sung thêm ngày nghỉ lễ.
Ngoài ra, Chính phủ cũng trình xin ý kiến Quốc hội hàng loạt nội dung đã được điều chỉnh liên quan đến giờ làm việc bình thường, giờ làm thêm...
Theo Luật Lao động quy định người lao động có 10 ngày nghỉ lễ được hưởng lương trong năm tuy nhiên do phân bổ không đều nên các tháng giữa năm thường không có ngày nghỉ. Sau khi nhận được đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại kỳ hóp thư 8, Quốc hội quyết định xem xét bổ sung ngày nghỉ lễ 28/6 - Ngày gia đình Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung |
Tại phiên thảo Quốc hội về dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) ngày 23-10), việc đề xuất thêm ngày nghỉ nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.
Bà Trần Thị Hiền – Đại biểu tỉnh Hà Nam đề nghị: "Số ngày nghỉ lễ tết trong năm của chúng ta hiện còn ở mức thấp so với trong khu vực. Tôi cho rằng nếu được Quốc hội đồng thuận thông qua thêm một ngày nghỉ lễ thì đây là một trong những điểm tiến bộ nổi bật của lần sửa đổi này. Để bảo đảm ý nghĩa thực sự của ngày nghỉ lễ trên toàn quốc, áp dụng với mọi giai tầng xã hội, tôi tán thành đề xuất lấy ngày 28-6 (Ngày gia đình Việt Nam)".
Về tuổi nghỉ hưu, Chính phủ thống nhất với báo cáo giải trình, phương án đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tăng tuổi nghỉ hưu của nam là 60 lến 62, nữ 55 lên 60.
Về vấn đề giờ làm, luật hiện hành quy định là 48 giờ/tuần, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện làm việc 40 giờ/tuần.
Tăng cường cơ chế thương lượng tập thể về việc giảm giờ làm việc bình thường tại doanh nghiệp. Đồng thời, giao Chính phủ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội có lộ trình điều chỉnh giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp…
Hiện có 89,6% doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 48 giờ; 3,6% thực hiện 44 giờ và 6,8% thực hiện 40 giờ. Việc này sẽ khiến tổng chi phí lao động tăng lên khoảng 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm đi khoảng 20 tỷ USD mỗi năm. Điều quan trọng hơn là tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảm khoảng 0,5%. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng kinh tế… Vì vậy,sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về đề nghị bổ sung quy định trần làm thêm giờ tối đa theo tháng là không quá 40 giờ. Chỉ một số ngành thực hiện làm thêm giờ là 400 giờ/1 năm như Dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử và các trường hợp giải quyết công việc cấp bách.
Lao động nữ di cư dễ bị tổn thương hơn nếu bị bạo lực, lạm dụng và bóc lột
Ngày 2/10, Hội thảo tập huấn “Ứng phó bạo lực đối với lao động nữ di cư dành cho cán bộ ngoại giao” đã khai mạc tại Hà Nội.