Cô Trương 27 tuổi, làm việc và sống một mình ở Bắc Kinh (Trung Quốc), vì kiếm tiền không hề dễ dàng nên cô sử dụng tất cả những nguyên liệu có thể để ăn nhằm tiết kiệm chi phí, ngay cả khi chúng để trong tủ lạnh đã lâu.
Dù thường xuyên đi công tác dài ngày nhưng khi về đến nhà, cô vẫn lấy những ăn đồ ăn thừa trong tủ lạnh ra để giải tỏa cơn đói.
Ảnh minh họa |
Cách đây một thời gian, cô Trương cảm thấy đau bụng trên, chướng bụng và buồn nôn, tưởng là do ăn uống thất thường nên cô chỉ mua một ít thuốc về uống mà không để ý đến nữa. Mãi đến gần đây, cô bắt đầu cảm thấy buồn nôn và nôn ngày càng trầm trọng hơn mới quyết định đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, phát hiện trong dạ dày của cô có một khối u kích thước 2x3cm, sau khi sinh thiết, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày. Nắm rõ bệnh sử, bác sĩ thở dài nói rằng bệnh tật có lẽ liên quan đến việc cô Trương ăn lâu dài những thực phẩm bảo quản lâu ngày trong tủ lạnh.
3 thực phẩm trong tủ lạnh lâu ngày sẽ trở thành "đồng phạm" với bệnh ung thư
Tất cả chúng ta đều có thói quen cho thực phẩm vào tủ lạnh, nghĩ rằng điều này sẽ làm tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm lên nhưng thực yế, bảo bảo như vậy không có nghĩa là thực phẩm sẽ không bị hỏng!
Những món thường thấy nhất trong tủ lạnh là các loại rau. Bản thân trong rau, đặc biệt là rau lá xanh có chứa một lượng nitrat nhất định, nếu để trong tủ lạnh quá lâu sẽ dễ sinh ra nitrit, sau khi chất này được ăn trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, làm tăng nguy cơ ung thư.
Đặc biệt là các loại rau đã qua chế biến rồi để trong tủ lạnh qua đêm, hàm lượng nitrit trong rau có thể vượt ngưỡng tiêu chuẩn an toàn. Thêm vào đó, giá trị dinh dưỡng của rau lúc này cũng đã tiêu biến lượng lớn, vì vậy không nên tiết kiệm mà tiếp tục ăn, thay vào đó, rau nấu bữa nào ăn hết bữa đó là tốt nhất.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc Wang Silu, nhìn chung không nên bảo quản các loại rau lá xanh trong tủ lạnh quá lâu và tốt nhất nên ăn chúng trong vòng 3 ngày. Cũng nên ăn các loại rau khác trong vòng một tuần, để lâu sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của rau củ.
Ngoài các loại rau lá, các loại thực phẩm thiết yếu và thực phẩm từ hạt để trong tủ lạnh lâu ngày cũng rất nguy hiểm. Những thực phẩm này có nguy cơ bị mốc cao hơn, khi nấm mốc phát triển sẽ sản sinh ra độc tố aflatoxin.
Aflatoxin là chất siêu gây ung thư, độc tính gấp 10 lần kali xyanua, gấp 68 lần asen, là chất gây ung thư có độc tính cao và mạnh. Sau khi vào cơ thể sẽ gây ra sự gắn kết của dư lượng purine trong DNA trong cơ thể, gây tổn thương DNA, dễ gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng DNA, khiến cơ thể phát sinh nhiều tế bào ung thư.
Cuối cùng là hải sản. Hải sản để qua đêm dễ tạo ra các sản phẩm chuyển hóa của quá trình phân hủy protein, nếu ăn quá nhiều có thể gây tổn hại lớn đến chức năng các cơ quan như gan, thận... cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, khi protein trong hải sản bị phân huỷ có thể gây mùi khó chịu cũng như sản sinh ra nitrit gây hại cho cơ thể con người.
5 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
- Những thay đổi về bản chất của cơn đau: Cơn đau của các bệnh dạ dày lành tính như viêm dạ dày, loét dạ dày là thường xuyên, ví dụ như loét dạ dày sẽ gây đau khoảng 1 giờ sau khi ăn, nếu tính chất này thay đổi thì bạn nên cảnh giác có khả năng nó đã trở thành ác tính.
- Giảm cân đột ngột: Ung thư dạ dày sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của người bệnh, dẫn đến sụt cân đáng kể trong thời gian ngắn và gây ra các triệu chứng như chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi.
- Xuất hiện khối u ở vùng bụng trên: Nếu xuất hiện một khối cứng, đau, chèn ép trong hố dạ dày, bạn nên hết sức chú ý, có thể nguyên nhân là do ung thư dạ dày.
- Chứng ợ nóng, trào ngược axit: Chứng ợ nóng thường nằm ở phía dưới xương ức, có cảm giác nóng rát, trào ngược axit là khi các chất axit trong dạ dày trào ngược vào miệng gây khó chịu rõ rệt.
- Phân đen: Nếu trong cơ thể xuất hiện phân đen không rõ nguyên nhân và tồn tại lâu ngày thì rất có thể là do ung thư loét dạ dày, bạn nên đi khám kịp thời.
4 điều cần làm để tránh ung thư dạ dày
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu thực hiện 4 điều sau, ung thư dạ dày sẽ tránh xa bạn.
1. Ăn ít đồ muối chua
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng muối cao có thể gây tổn thương và teo niêm mạc dạ dày, do đó làm tăng khả năng đột biến gen.
2. Đừng uống rượu
Rượu có thể gây kích ứng bất lợi cho đường tiêu hóa, dễ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, đồng thời có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và chảy máu.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có mối tương quan rõ ràng giữa lượng rượu uống vào và sự xuất hiện của ung thư dạ dày, và khi lượng rượu tiêu thụ tăng lên, nguy cơ ung thư dạ dày sẽ tăng thêm.
3. Tránh nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày, cơ thể có thể không có triệu chứng rõ ràng sau khi nhiễm trùng, nhưng ngấm ngầm, vi khuẩn sẽ tiếp tục kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư.
Helicobacter pylori chủ yếu lây truyền qua phân - miệng và miệng - miệng, chú ý đến việc mớm ăn cho trẻ, tiếp xúc thân mật và gắp thức ăn cho người khác trong bữa ăn, đảm bảo vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa nhiễm trùng tối đa.
4. Kiểm soát cân nặng của bạn
Những người béo phì cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Bởi vì những người béo phì có nguy cơ cao mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến phần cuối của dạ dày bị axit dạ dày kích thích nhiều lần, khi đó nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng sẽ tăng lên.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Người đàn ông bỗng mắc ung thư gan, bác sĩ ngao ngán: tiết kiệm 1, phá sức khỏe 10, nhiều người cùng mắc
Tiết kiệm là 1 đức tính tốt nhưng trong một số trường hợp, tiết kiệm lại khiến cơ thể bạn phải trả giá đắt.