Có nên cho trẻ đeo tấm chắn giọt bắn khi đến lớp?

“Nếu học sinh đeo dụng cụ này trong thời gian dài có thể gây mỏi mắt, giảm thị lực, một số tật khúc xạ”, bác sĩ BV Mắt Sài Gòn chia sẻ.

Sau thời gian nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19 , từ ngày 4/5, hàng triệu học sinh cả nước đã bắt đầu đi học trở lại. Ghi nhận trong buổi đầu các em đến trường, đa số các trường học đều trang bị các dụng cụ sát khuẩn tay, giữ khoảng cách và đo thân nhiệt cho các em học sinh trước khi vào lớp.

Phụ huynh trang bị kính chắn giọt bắn cho con

Nhiều bậc phụ huynh vì lo ngại dịch bệnh COVID-19 nên cũng trang bị kính chắn giọt bắn cho con, em theo học tại trường.

Ngoài khẩu trang, học sinh lớp học này của Trường Tiểu học Núi Thành còn đeo cả tấm chắn giọt bắn.
Ngoài khẩu trang , học sinh lớp học này của Trường Tiểu học Núi Thành còn đeo cả tấm chắn giọt bắn .

Tuy nhiên, hình ảnh các học sinh đeo cả khẩu trang lẫn tấm chắn trong suốt buổi học nhận được những phản ứng trái chiều.

Tài khoản Xuân Sơn Võ thể hiện quan điểm ủng hộ việc cho học sinh nhỏ mang tấm kiếng chống giọt bắn bên ngoài khẩu trang, nếu giáo viên bị nhiễm virus, hoặc nghi ngờ bị nhiễm ở mức độ cao, hoặc trong lớp có em nào đó bị nhiễm, hoặc nghi ngờ bị nhiễm ở mức độ cao.

Tuy nhiên, chủ tài khoản này cũng phân vân không biết cái kiếng che mặt mà các em mang có xuất xứ từ đâu, mọi người mang đều bị chóng mặt do mặt kính (chỉ là miếng nhựa trong) không phẳng, lại bị uốn cong. Chưa biết ảnh hưởng về mắt sẽ thế nào nếu mang vật dụng này lâu.

Ý kiến bác sĩ: Không cần thiết phải đội tấm chắn

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết: "Học sinh mang nón che giọt bắn liên tục khi đến trường là không cần thiết". Trong lớp học, trẻ ngồi theo một hướng cố định, nón che giọt bắn lúc này cũng không có tác dụng nhiều. Thậm chí, các em có thể đùa nghịch làm kính tấm chắn gãy, dẫn đến nhiều tình huống ngoài ý muốn khác, theo Zingnews.vn.

Bác sĩ Khanh cho rằng việc trang bị thêm nón che giọt bắn cho trẻ khi đến lớp là không cần thiết.
Bác sĩ Khanh cho rằng việc trang bị thêm nón che giọt bắn cho trẻ khi đến lớp là không cần thiết.

Nón che giọt bắn chỉ phát huy hiệu quả và thật sự cần thiết trong trường hợp mặt đối mặt, giao tiếp trực tiếp. Việc mang khẩu trang, rửa tay đúng cách và không đưa tay lên vùng mũi, miệng mới là cách phòng ngừa quan trọng và tốt nhất.

Bác sĩ này còn cho biết việc mang nón che giọt bắn trong thời gian dài rất khó chịu. Học sinh không sử dụng quen sẽ đổ mồ hôi, ảnh hưởng đến mắt do trẻ thấy khó chịu nên dễ dùng tay để chạm vào mắt thường xuyên, đặc biệt là các em có đeo kính cận. Trong khi đó, việc dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng là hành động cần tránh để phòng ngừa lây nhiễm virus.

Bác sĩ Tăng Hồng Châu, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn, cho biết ông lo ngại về chất lượng của miếng nhựa plastic của chiếc nón che giọt bắn. Miếng nhựa này vốn không hoàn toàn trong suốt nên việc đeo liên tục để làm việc, học tập, thị lực sẽ không đạt 100%.

Khi học sinh đeo dụng cụ này trong thời gian dài, mắt có thể luôn trong tình trạng căng thẳng do phải điều tiết nhiều, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến bộ phận này.

Ngoài ra, bác sĩ Châu cho biết miếng plastic này có chỗ thẳng, chỗ cong nên có thể làm biến dạng hình ảnh, gây nhiễu xạ, khúc xạ. Nguyên nhân là chúng không truyền ánh sáng tự nhiên theo đường thẳng. Điều này cũng làm cho mắt mỏi, mệt khi phải nhìn qua tấm chắn.

“Nếu học sinh đeo dụng cụ này trong thời gian dài có thể gây mỏi mắt, giảm thị lực và gây ra một số tật khúc xạ”, bác sĩ Châu khẳng định.
“Nếu học sinh đeo dụng cụ này trong thời gian dài có thể gây mỏi mắt, giảm thị lực và gây ra một số tật khúc xạ”, bác sĩ Châu khẳng định.

Về thực tế nhiều trẻ phàn nàn khi cảm thấy khó chịu vì phải đeo khẩu trang trong lớp, thậm chí nhiều em lén mở khẩu trang xuống để thở khi không có giáo viên, bác sĩ Khanh chia sẻ: "Hãy dạy cho trẻ cách làm quen dần".

Chuyên gia này phân tích thông thường, người không quen đeo khẩu trang, trong khoảng 30 phút sẽ có cảm giác khó thở. Tuy nhiên, điều này sẽ được khắc phục nếu hít sâu, thở chậm để điều hoà nhịp thở. Vì vậy, nhân viên y tế có thể mang khẩu trang liên tục nhiều giờ cũng không vấn đề gì.

Bác sĩ Khanh khuyến cáo phụ huynh và giáo viên nên dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của khẩu trang để các em quen dần. Khi trẻ khó chịu, chúng ta cần hướng dẫn con hít sâu, thở từ từ và không đưa tay lên mắt, mũi miệng.

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương