Có nên xem xét lại việc chặn bản quyền các bài nhạc tài tử của Youtube?

Việc sử dụng các bài bản tài tử, cải lương trong các tiểu phẩm đang gặp vấn đề về bản quyền trong khi vốn là tài sản chung.

Mới đây, soạn giả Đăng Minh đã phản ánh việc Youtube cấm sử dụng các bản nhạc đờn ca tài như Đoản khúc lam giang, Phi Vân điệu khúc, Vọng kim lang, Lý con sáo, Lý chim xanh... và một số bài bản cổ nhạc khác với lý do vi phạm bản quyền. Đây vốn là những bản đờn ca và nghệ thuật cải lương từ lâu đã được xem là sở hữu chung của nhân loại.

Có nên xem xét lại việc chặn bản quyền các bài nhạc tài tử của Youtube?

Soạn giả này còn cho biết, các bài bản do các nghệ nhân xưa như NSND Văn Giỏi, nhạc sĩ Văn Lý, soạn giả Viễn Châu, nhạc sĩ Cao Văn Lầu… lại được chấp nhận khi các nghệ sĩ, tác giả viết lời trên giai điệu gốc. Theo ông, các sáng tác lời mới chỉ nên được công nhận bản quyền phần lời còn phần nhạc là tài sản chung.

Ví dụ: bài Khúc tâm tình khán giả viết theo giai đoạn Lý con sáo với tác giả Yến Quỳnh thì sử dụng bình thường nhưng khi sử dụng cho tiểu phẩm Táo đồng hương của Hãng phim Chợ Lớn sản xuất, thu âm và quay hình ngày 14-1-2020 lại bị vi phạm bản quyền.

Danh hài Bảo Chung cũng bức xúc về trường hợp này, ông cho biết dù Cục Bản Quyền tác giả hãng không vi phạm bản quyền bài Lý con sáo nhưng vẫn bị chặn phần nhạc, lý do là có người đăng ký bản quyền trước đó.

NSND Văn Giỏi cho rằng, với trường hợp các nghệ sĩ sáng tác dựa trên tác phẩm của ông nhưng bị gỡ trên mạng vì vi phạm bản quyền và gắn cờ vào tài khoản, xóa bỏ phần âm thanh, các cơ quan hữu trách nên can thiệp để Youtube xem xét xử lý vấn đề này.

Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ tại TP HCM cho biết, mạng có thể giúp các sản phẩm âm nhạc phát triển tuy nhiên khi được đăng tải tràn lan sẽ phát sinh các vấn đề bản quyền, lâu nay đã có phần lỏng lẻo trong khẩu kiểm soát. Các hiện tượng đạo nhạc, ăn cắp tác phẩm trên mạng trong thời gian dài cũng như sử dụng bài bản cải lương dễ khiến các chủ sở hữu tác phẩm, những người làm nghệ thuật bức xúc, vì vậy mới có những chính sách siết chặt vấn đề bản quyền. Tuy nhiên, để xác định một sản phẩm có vi phạm bản quyền hay không, nhà mạng không chỉ căn cứ từ báo cáo của một phía.

Luật sư Nguyễn Văn Mót, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng, các bài bản tài tử, nghệ thuật cải lương là tài sản chung, các cơ quan chức năng thẩm quyền phải hệ thống lại để Youtube nắm rõ.

NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM cho biết, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cần hệ thống một cách chính xác bằng văn bản các bài bản đờn ca tài tử, cải lương gửi đến YouTube để xác định phần âm nhạc được sáng tác dựa theo đúng khuôn mẫu của những bài bản đờn ca tài tử, cải lương không thuộc sở hữu bản quyền của cá nhân nào. 

Thanh Mai

 Nhật Huyền với 'Nụ hôn đánh thức': Sự khác biệt từ Traditional Pop âm hưởng nhạc kịch

Nhật Huyền với "Nụ hôn đánh thức": Sự khác biệt từ Traditional Pop âm hưởng nhạc kịch

Nhật Huyền đang thể hiện một sự nỗ lực của mình với Traditional Pop mang âm hưởng nhạc kịch khác biệt trong bối cảnh âm nhạc xô bồ của showbiz