Con sinh ra thiếu tháng, chậm phát triển, người mẹ 8 năm tự trách vì sở thích ăn uống của mình

Ròng rã 8 năm trời cùng con điều trị phục hồi chức năng, người mẹ ngày ngày chỉ mong nghe được 1 tiếng con gọi mẹ...

8 năm trước, A Phần (32 tuổi, Trung Quốc) sinh non một cô con gái khi cô đang mang thai được 8 tháng. Đau lòng thay, cô con gái sau đó được chẩn đoán mắc chứng "chậm phát triển". Giờ đây, nhìn đứa con gái đang loạng choạng bước đi, không nói được rõ ràng, A Phần cảm thấy tràn ngập cảm giác tội lỗi và tự trách mình. 

A Phần đến từ tỉnh Vân Nam, cô và chồng kiếm sống bằng nghề làm thuê. A Phần mang thai vào năm 2015. Giống như tất cả các bà mẹ tương lai, cô vui vẻ đón chờ cuộc sống mới của mình. Bởi vì A Phần đặc biệt kém ăn khi mang thai, thường xuyên nôn mửa và không ăn được nên cô hay ăn táo gai đóng hộp để điều tiết cảm giác thèm ăn. Mỗi lần cô ăn đến hàng cân. Tuy nhiên, cô không nhận ra rằng một số thành phần trong táo gai đóng hộp có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí dẫn đến sinh non. Khi A Phần đang mang thai được 8 tháng, cô đột nhiên cảm thấy đau bụng và ngay lập tức được đưa đến bệnh viện. Cô đã sinh non con gái Tiểu Ý.

Sau khi sinh non, Tiểu Ý không chịu bú sữa mẹ và khóc suốt ngày. Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện nồng độ bilirubin trong máu của cô bé đã vượt quá mức bình thường một cách nghiêm trọng. Để tránh những biến chứng nghiêm trọng và tổn thương tế bào thần kinh não, dưới lời khuyên của bác sĩ, A Phần và chồng đã quyết định thực hiện điều trị thay máu cho Tiểu Ý. Ca phẫu thuật thành công, nồng độ bilirubin của Tiểu Ý giảm nhanh chóng và bệnh vàng da của cô bé cũng dần giảm bớt. Sau nhiều ngày theo dõi và điều trị, tình trạng thể chất của cô bé dần ổn định, được xuất viện cùng bố mẹ.

Con sinh ra thiếu tháng, chậm phát triển, người mẹ 8 năm tự trách vì sở thích ăn uống của mình

Khi Tiểu Ý được ba tháng tuổi, A Phần phát hiện đầu con gái mình không hề biết lẫy, biết bò. Cô nhanh chóng đưa con gái đến bệnh viện khám, bác sĩ cho biết đứa trẻ bị bệnh não do bilirubin, hiện bệnh này đã gây chậm phát triển và chỉ có thể can thiệp bằng phương pháp điều trị phục hồi chức năng. Sau khi nghe bác sĩ nói, A Phần khóc ngất, không thể tưởng tượng được rằng cô con gái nhỏ đáng yêu của mình lại mắc phải căn bệnh như vậy, ôm chặt lấy con, trong lòng tràn ngập lo lắng và đau đớn vô tận.

Những ngày tiếp theo, A Phần không chấp nhận số phận, bắt đầu đưa con gái đến nhiều bệnh viện khác nhau. Nhưng dù có đến bao nhiêu bệnh viện thì kết quả cuối cùng vẫn như nhau. Vì vậy A Phần đã làm theo lời khuyên của bác sĩ và bắt đầu đưa con gái đi điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện. “Đều là lỗi của tôi, đã tham lam ăn nhiều táo gai đến làm hại con gái”. A Phần ngồi ôm đầu trên hành lang bệnh viện, sắc mặt tái nhợt, trong mắt tràn đầy đau đớn và hối hận. Kể từ khi con gái lâm bệnh, A Phần ngày ngày sống trong sự tự trách móc và đau đớn.

Không giống như những đứa trẻ cùng tuổi có thể vui vẻ đến trường mẫu giáo mỗi ngày, Tiểu Ý cần phải đến bệnh viện phục hồi chức năng hàng ngày và bị vây quanh bởi nhiều liệu trình phục hồi chức năng. Ngoài việc điều trị tại phòng điều trị bệnh viện vào ban ngày, A Phần còn tập thêm các bài tập phục hồi chức năng cho con gái vào buổi tối.

Con sinh ra thiếu tháng, chậm phát triển, người mẹ 8 năm tự trách vì sở thích ăn uống của mình

"Mẹ, mẹ", A Phần kiên nhẫn dạy đi dạy lại con gái nói, giúp Tiểu Ý tập đi từ phòng ngủ đến nhà bếp, cuộc sống thường ngày của hai người cứ lặp đi lặp lại như vấy suốt 8 năm qua.

Những thực phẩm gây co bóp tử cung, mẹ bầu cần tránh

- Quả dứa: Dứa chứa bromelain - một hỗn hợp các enzyme, làm mềm tử cung và kích thích cơn co thắt, dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai. Mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng dứa vừa phải, theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu ăn dứa với số lượng lớn từ 7-10 quả có thể gây chảy máu.

- Đu đủ xanh: Đu đủ xanh được coi là thuốc nhuận tràng tự nhiên bởi chúng hỗ trợ tiêu hóa, chữa táo bón, tụ máu ở hậu môn và tiêu chảy mãn tính. Nó có thể gây co bóp tử cung. Nếu như lỡ ăn phải hạt đu đủ, enzyme có trong hạt gây co bóp tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.

- Quả nhãn: Nhãn ăn nhãn nhiều sẽ khiến bà bầu bị nóng, táo bón, động huyết, ra huyết đau bụng dẫn đến sảy thai.

- Quả táo mèo (táo gai): Nó có vị chua chát, dễ kích thích vị giác của các bà bầu nhưng tuyệt đối đừng nên lạm dụng bởi nó có thể làm tử cung hưng phấn hơn, từ đó thúc đẩy tử cung co bóp nhiều gây sảy thai và sinh non.

- Hạt vừng: Chỉ nên ăn với số lượng ít và không nên ăn cùng với mật ong sẽ gây hại cho sự phát triển của thai nhi thời kỳ đầu.

- Gan động vật: Nếu ăn quá thường xuyên với số lượng lớn có thể thúc đẩy sự tích lũy dần dần retinol ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé.

- Mướp đắng: Vị đắng của mướp đắng có thể gây kích thích mạnh với tử cung và dạ dày với những phụ nữ có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc nhiều lần tiểu phẫu do nạo phá thai.

- Sữa tươi chưa tiệt trùng hoặc các loại pho mát: Chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi như listeria monocytogene hoặc gây biến chứng thai kỳ.

- Caffeine: Chất này có trong trà, socola, một số loại đồ uống năng lượng, tiêu thụ ở mức độ ít khi mang thai có thể khá an toàn nhưng nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc em bé thiếu cân.

- Cá giàu thủy ngân: Mẹ bầu nên tuyệt đối tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá kiếm, cá ngừ... Lượng thủy ngân quá mức có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến não bộ và hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi.

- Thịt chế biến sẵn và đồ sống: Xúc xích, giăm bông, gỏi sống, sushi, sashimi, trứng sống... không an toàn khi cho mẹ bầu vì có thể chứa các vi khuẩn như toxoplasma gondii, listeria hoặc salmonella và các chất bảo quản khác có thể gây ngộ độc thực phẩm. Trong một số trường hợp, sẽ bị co thắt tử cung gây lưu thai hoặc sinh non.

- Rau răm: Nếu ăn sống sẽ có tác dụng làm tiêu thực, tán hàn, ấm bụng, thường được dùng để nấu canh chua hoặc ăn kèm với một số món ăn khác. Mặc dù vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn nhiều rau răm vì có thể gây co bóp tử cung.

- Ngải cứu: Nếu ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ra nhiều máu, co thắt tử cung và sảy thai sớm.

Nguồn và ảnh: QQ

Mỹ Diệu

6 thực phẩm ăn ít cũng no rất lâu, “cứu cánh” khi giảm cân lại tốt cho sức khỏe

6 thực phẩm ăn ít cũng no rất lâu, “cứu cánh” khi giảm cân lại tốt cho sức khỏe

Ăn gì để no lâu, giảm lượng calo nạp vào cơ thể mà vẫn đảm bảo sức khỏe luôn là bài toán khó khi giảm cân của tất cả mọi người.