Mới đây, một người đàn ông đã khôi phục được thị lực sau một ca phẫu thuật cấy ghép giác mạc nhân tạo. Người này là Jamal Furani, 78 tuổi, ông bị bệnh phù nề và một số bệnh khác, trong đó có hỏng giác mạc khiến ông bị mù.
Trải qua cuộc phẫu thuật, ngay sau khi gỡ băng sau ca phẫu thuật, ông đã có thể đọc chữ và nhận ra những người thân trong gia đình.
Giác mạc nhân tạo của Trung tâm Y học Rabin có thể khôi phục thị giác cho người mù do các bệnh về giác mạc. |
Giác mạc nhân tạo cấy ghép cho ông Furani làm từ vật liệu xốp không phân hủy từ, là vật liệu tổng hợp 100%. Loại giác mạc này có thể thay thế cho các giác mạc bị sẹo hoặc bị biến dạng mà không cần bất cứ mô hiến tặng nào, sử dụng công nghệ tế bào và kỹ thuật hóa học nano để mô phỏng môi trường tế bào tại chỗ.
Sau khi được đặt đúng vị trí, giác mạc sẽ tích hợp với mô sống và kích thích tăng sinh tế bào cho phép các phần tử nhân tạo tích hợp tốt hơn với mô lân cận.
Giáo sư Irit Bahar - Giám đốc Khoa Nhãn khoa của Trung tâm Y học Rabin, Israel, đã trực tiếp mổ cho ông Furani. Thời gian phẫu thuật khoảng 1 giờ đồng hồ.
Hiện đã có 10 bệnh nhân đạt điều kiện thực hiện thử nghiệm lâm sàng tại Trung tâm Y học Rabin. Hai cơ sở khác ở Canada và sáu cơ sở ở Pháp, Hà Lan và Mỹ sẽ tiến hành phẫu thuật tương tự. Những ca thử nghiệm đầu tiên này sẽ là những bệnh nhân mù không phù hợp để ghép giác mạc hiến tặng hoặc đã tiến hành nhưng thất bại.
Các nhà khoa học dự định sẽ bắt đầu đợt thử nghiệm thứ hai trong năm nay với đối tượng bệnh nhân mở rộng hơn để sản phẩm giác mạc nhân tạo được chấp nhận là phương pháp điều trị hàng đầu, thay thế cho việc sử dụng mô hiến tặng trong các ca ghép giác mạc đủ độ dày.
Thủ tướng chỉ thị Hà Nội, TP.HCM thu hồi xe cũ nát
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ra chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.