Đầu tư năm 2022: Chứng khoán, bất động sản, vàng hay gởi tiết kiệm?

Năm 2021, thị trường tài chính chứng kiến sự biến động lớn từ vàng, chứng khoán đến bất động sản hay tiền điện tử, vậy bước sang năm 2022 nhà đầu tư bỏ tiền vào đâu để sinh lời tốt nhất?

Cơ hội để lướt sóng?

Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, năm 2022 đầu tư vào đâu thì còn tùy thuộc vào mỗi người với những vị thế và tài chính khác nhau. Ví dụ một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ khác với người lao, nên sẽ không có một công thức nào cho việc đầu tư dành cho tất cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên cũng có một xu thế chung, mà mọi người dù là nhóm đối tượng nào, đứng dưới góc độ nào cũng có thể dựa vào xu thế này để hình dung ra cách đầu tư cho mình.

Theo đó, xu thế chung của năm 2022 không phải là cơ hội cho việc tìm kiếm lợi nhuận cao trong chứng khoán cũng như lướt sóng bất động sản.

Đầu tư năm 2022: Chứng khoán, bất động sản, vàng hay gởi tiết kiệm? - Ảnh 1.

TS Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế, tài chính.

Năm 2022, chính phủ đang định hướng lại thị trường chứng khoán và bất động sản để nó trở về sự ổn định, không tăng nóng một cách bất bình thường. Điều này đồng nghĩa thị trường không còn nhiều cơ hội cho việc đầu tư lướt sóng, kiếm lợi nhuận cao, dù năm 2022 vẫn có tính chất rủi ro.

Ngoài ra, năm 2022 là giai đoạn các nhà đầu tư cấu trúc lại danh mục tài sản và danh mục đầu tư cũng như tìm kiếm những cơ hội đầu tư trung hạn và dài hạn. Đó là xu thế chung trong năm 2022. Dù là nhóm đầu tư nào cũng phải căn cứ vào định hướng đó để lựa chọn cho mình phương pháp đầu tư hợp lý.

Chứng khoán vẫn là ẩn số

Thị trường chứng khoán đang đặt ra cho các nhà đầu tư một dấu hỏi rất lớn. Vào những ngày cuối năm, thị trường chứng khoán đón nhận những biến động mạnh. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia trong cơn bán tháo của thị trường vẫn xuất hiện những công ty kinh doanh tốt, có nền tảng và được các nhà đầu tư mua vào.

Điều đó có thể thấy thị trường chứng khoán trong năm mới vẫn có tín hiệu lạc quan. Nhưng về tổng thể thị trường chứng khoán không thể tăng hơn mức bình thường và giữ lâu dài.

Tức một năm thị chứng khoán tăng 15% là mức hợp lý so sức ngân hàng, lạm phát và năng lực của nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn có những cổ phiếu tăng hơn hoặc giảm hơn nhưng mức tăng đó là mức bình quân.

Đầu tư năm 2022: Chứng khoán, bất động sản, vàng hay gởi tiết kiệm? - Ảnh 2.

Thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều ẩn số trong năm 2022.

Ví dụ năm 2017, thị trường chứng khoán tăng lên 47% thì lập tức năm 2018 sẽ giảm mạnh. Dựa vào đó, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng năm 2021 là năm thị trường chứng khoán có mức tăng rất mạnh so với 2020 thì khả năng năm 2022 sẽ không tăng lên nữa mà sẽ điều chỉnh trở lại.

Với nhận định đó, thị trường trường chứng khoán nói chung không có cơ hội cho tất cả mà chỉ là sự chọn lựa. Còn theo xu thế chung thì đây không phải là thị trường kiếm lời như năm 2021.

Bất động sản có nóng trở lại?

Đối với thị trường bất động sản, chúng ta có thể thấy cả hệ thống chính trị và chính phủ đều tập trung kiểm soát dòng tiền nóng đổ vào bất động sản.

Cụ thể là kiểm soát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, Ngân hàng cẩn trọng hơn với các dòng vốn vay lớn đầu tư bất động sản liệu có tạo ra rủi ro khi thị trường đóng băng hoặc quay đầu...

Những việc như vậy đang có sự kiểm soát mạnh từ phía nhà nước, chính sự kiểm soát đó, khiến thị trường bất động sản không có nguồn vốn tốt để đầu tư vào bất động sản; mặc dù là nhiều nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nhận định rằng lạm phát cao, chính phủ đang vung tiền đầu tư công, lãi suất ngân hàng đang thấp đều là những cơ hội cho thị trường bất động sản tăng giá.

Đầu tư năm 2022: Chứng khoán, bất động sản, vàng hay gởi tiết kiệm? - Ảnh 3.

Thị trường bất động sản dự báo sẽ có nhiều thay đổi về việc tái cấu trúc.

Tuy nhận định trên có những yếu tố đúng nhưng dựa vào cơ sở chính phủ đang kiểm soát tiền tuệ, ngân hàng đang giám sát về khoản vay lãi suất ngân hàng ở mức 6% một năm không cao so với dòng tiền sinh lời đầu tư rủi ro nhưng nó vẫn là lãi suất thực dương cho người gửi tiền chứ không phải lãi suất thấp.

Còn lạm phát không ai dám chắc nó sẽ ở mức 10% vì nếu ở mức này rất nguy hiểm cho những người đầu tư bất động sản bằng đòn đẩy tài chính.

Như vậy có thể thấy rằng thị trường bất động sản đang có 2 dòng nhận định: Một là của những nhà đầu tư, đầu cơ, những người trực chiến thị trường vẫn tin rằng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục tăng và thậm chí và tăng nóng ở các nơi như Bình Châu, Đăk Lăk... Nhưng về mặt bằng chung thì thị trường năm 2022 sẽ điều chỉnh và không còn cơ hội cho bất động sản tăng nóng.

Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư bất động sản là hết sức cẩn thận với dòng tiền vay ngân hàng đầu tư bất động sản nếu không trường vốn và phương án trả lãi ngân hàng. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư rơi vào tình trạng ôm bất động sản nhưng bị áp lực nợ ngân hàng.

Vàng là kênh đầu tư an toàn?

Còn đối với thị trường vàng, theo TS. Đinh Thế Hiển, so với lãi suất gửi ngân hàng thì lãi suất sinh lợi khi đầu tư vào vàng không nhiều. Cụ thể trong năm nay, giá vàng tăng rất mạnh nhưng cũng chỉ ở mức 5%, trong khi nhà đầu tư gửi tiền ngân hàng thì lãi suất đã 6% nếu gửi với số tiền 500 triệu đồng trở lên.

Đầu tư năm 2022: Chứng khoán, bất động sản, vàng hay gởi tiết kiệm? - Ảnh 4.

Tuy nhiên vàng là kênh đầu tư truyền thống, khiến người đầu tư có cảm giác quen và an toàn khi thị trường có nhiều biến động nhưng nếu thống kê và nhìn lại thì giá vàng không cao hơn so với lãi suất ngân hàng.

Nếu bước sang năm 2022, giả sử thị trường vàng có lực tăng tốt như năm 2021 thì cũng không có nhiều biến động, ngay cả khi giá vàng tăng cao cũng không vượt qua tiền gửi ngân hàng, chưa nói đến rủi ro. Nhưng dự báo năm 2022, giá vàng sẽ giảm do hiện tại giá vàng trong nước đã cao hơn thế giới 10 triệu đồng/lượng.

Tiền điện tử có phải xu hướng đầu tư năm 2022?

Tiền điện tử là sự đầu tư tham lam không có nền tảng. Đây là một thị trường đầu tư mà mua bán rất nhanh không dựa trên nền tảng và là thị trường mà ngân hàng không cho vay thì đó là thị trường không phải nằng trong đầu tư chính thống.

Chỉ có những thị trường nào ngân hàng cho vay, và đánh giá được biến động, rủi ro và chấp nhận cho vay thì thị trường đó mới an toàn để đầu tư. Chính vì thế thị trường này không nằm trong phân tích chính thống của giới đầu tư.

Đầu tư năm 2022: Chứng khoán, bất động sản, vàng hay gởi tiết kiệm? - Ảnh 5.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển khuyên các nhà đầu tư tài chính: Đầu tư là chiến lượt có nhiều mục tiêu. Mục tiêu đó có thể dao động từ 5-10 năm tùy theo tài sản và vị thế.

Ví dụ một nhà đầu tư có tài sản nhiều và lớn thì sẽ tăng độ an toàn, không đầu tư vào thị trường có nhiều rủi ro. Ngược lại, một người tài sản ít thu nhập ổn định có thể chọn kênh đầu tư rủi ro hơn chút như chứng khoán hay đất nền...

Trong năm 2022, các nhà đầu tư không nên lao vào các đợt lướt sóng, tìm kiếm đầu tư lợi nhuận cao. Không đầu tư dựa theo số đông, dẫn đến độ nguy hiểm. Đừng nên đầu tư vào lĩnh vực mình không am hiểu về giá cả và pháp lý...

Còn nhìn chung thị trường 2022 sẽ lành mạnh và ổn định hơn, vì theo xu hướng phát triển thị trường sau thời gian biến động bất thường, nó sẽ trở về cái bình thường, không có những cú sốc nặng như năm 2021.

HẢI MY