Đây là 4 kiểu ông bố nhìn thì lười biếng nhưng thực chất lại dạy con rất tốt, mẹ cứ yên tâm, đừng vội mắng oan nhé!

Giáo dục của bố là điều không thể thiếu, đóng vai trò lớn trong quá trình trưởng thành của những đứa trẻ.

1. Bố "lười" cằn nhằn, trách móc con

Trong một gia đình, mẹ thường là người thích cằn nhằn con hơn. Chẳng hạn sau khi con làm bẩn sàn nhà, người mẹ có thể cằn nhằn không ngừng, nhắc con từ giờ phải chú ý hơn, không được bày bừa bẩn thỉu, dù con đã hiểu và dạ vâng. Về lâu dài, nếu mẹ cứ cằn nhằn như vậy thì con sẽ thấy mất kiên nhẫn, không còn muốn giao tiếp với cha mẹ nữa. Cuối cùng, giữa cha mẹ và con cái sẽ nảy sinh khoảng cách. 

Vì vậy, trong một gia đình chỉ cần một người hay cằn nhằn để thúc giục trẻ hình thành những thói quen tốt. Còn người kia thì không cần phải nói nhiều. Nếu mẹ đã cằn nhằn, bố lại còn cằn nhằn phụ họa thêm thì con sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, căng thẳng trong chính ngôi nhà của mình.

Đây là 4 kiểu ông bố nhìn thì lười biếng nhưng thực chất lại dạy con rất tốt, mẹ cứ yên tâm, đừng vội mắng oan nhé!

2. Bố "lười" ra ngoài giao lưu

Nhiều bà mẹ khi thấy chồng không thích ra ngoài giao lưu mà chỉ ở nhà chơi cùng con sẽ cho rằng chồng mình không có tham vọng, không có động lực nhưng thực tế không phải vậy. 

Trong không ít trường hợp, một người đàn ông không thích ra ngoài giao lưu không hẳn là không có tham vọng. Có thể công việc của anh ta không yêu cầu hoạt động ngoài trời quá nhiều, không những vậy, kiểu đàn ông này còn là người rất hướng về gia đình. Anh ta là người tốt tính, rất có trách nhiệm và thích chơi đùa với trẻ con. Điều đó chứng tỏ anh ấy rất quý trọng gia đình mình. 

Kiểu bố này rất coi trọng gia đình và có thể cân nhắc giữa sự nghiệp và gia đình cái nào quan trọng hơn, vì vậy các mẹ đừng phàn nàn nữa nhé.

3. Bố suốt ngày "lười" tranh cãi với mẹ

Những người bố như vậy nhìn chung rất yêu mẹ. Nói cách khác, trong gia đình như vậy, mối quan hệ giữa cha mẹ rất hòa thuận. Môi trường như vậy rất có lợi cho sự trưởng thành của con cái. 

Những người bố "lười" tranh cãi với mẹ thường rất kiên nhẫn, sẽ không tiếp tục đấu tranh với mẹ chỉ vì thắng thua nhất thời. Kiểu "lười biếng" này chính là thể hiện tình yêu thương của họ đối với người vợ, người mẹ của con mình. Kiểu bố này là tấm gương cho con cái. Khi lớn lên, con sẽ trở nên rất tốt bụng, rộng lượng, hiếm khi quan tâm đến chuyện vặt vãnh. 

4. Bố quá "lười giúp đỡ" con cái

Ở nhiều gia đình, người mẹ giành làm hết mọi việc cho con. Nhiều việc thì họ nghĩ con còn nhỏ chưa làm được, nhiều việc thì nghĩ nghĩ mình làm luôn cho nhanh, giao cho con lại làm không tốt. Tuy nhiên, quan điểm này không đúng. 

Nếu cha mẹ cứ chiều chuộng như vậy thì con sẽ rất ỷ lại, lớn thiếu khả năng tự lập, khả năng tự chăm sóc bản thân. Vì vậy, nếu bố "lười giúp đỡ" con cái, tích cực giao việc cho con hơn, thấy con làm sai liền chỉ dạy cho con làm lại thì khi con sẽ học hỏi được nhiều điều. Khi trưởng thành, con có thể tự lo cho cuộc sống của riêng mình.

Thanh Hương

Con nhặt những đôi giày cũ của bạn cùng lớp về nhà, hành động của ông bố được khen: Dạy con thế này về sau tha hồ hưởng phúc

Con nhặt những đôi giày cũ của bạn cùng lớp về nhà, hành động của ông bố được khen: Dạy con thế này về sau tha hồ hưởng phúc

Một lời nói hay một cử chỉ nhỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng đủ làm cha mẹ cảm động, không cần phải nói nhiều lời.