Dự báo kinh doanh khó khăn, Nike lên kế hoạch cắt giảm chi phí

Gã khổng lồ đồ thể thao đã công bố một sáng kiến tiết kiệm chi phí chiến lược trị giá khoảng 2 tỷ USD trong ba năm tới trong bối cảnh hạ thấp triển vọng doanh thu.

Tin tức này dẫn đến giá cổ phiếu của Nike giảm 10%. Cổ phiếu Nike đã tăng 4,7% từ đầu năm đến nay tính đến thời điểm đóng cửa ngày thứ Năm, kém xa mức tăng của S&P 500 trong năm. 

Nike hiện kỳ vọng doanh thu được báo cáo cả năm sẽ tăng khoảng 1%, so với triển vọng trước đó. Trong quý hiện tại, bao gồm nửa sau của mùa mua sắm nghỉ lễ, Nike dự kiến doanh thu không thể so sánh được với năm trước và ở mức thấp trong quý 4.

Kết quả này đã phản ánh sự tăng chi phí logistics, áp lực từ chương trình khuyến mãi sản phẩm do lượng hàng tồn kho lớn và tình hình tỷ giá không thuận lợi, đặc biệt là ở Trung Quốc và EMEA. 

Phân khúc thời trang và giày thể thao vốn dĩ rất cạnh tranh và phân mảnh, kết quả này không tệ so với các đối thủ, nhưng chưa đạt kỳ vọng của Nike. Công ty vẫn kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tăng từ 1,4 - 1,6 điểm phần trăm. 

Là một phần trong kế hoạch cắt giảm chi phí, Nike cho biết họ đang tìm cách đơn giản hóa việc phân loại sản phẩm, tăng cường tự động hóa và sử dụng công nghệ, hợp lý hóa tổ chức tổng thể bằng cách giảm các lớp quản lý và tận dụng quy mô của mình "để đạt được hiệu quả cao hơn". 

Số tiền tiết kiệm được từ những sáng kiến đó sẽ được tái đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và lợi nhuận lâu dài trong tương lai. 

Dự báo kinh doanh khó khăn, Nike lên kế hoạch cắt giảm chi phí - Ảnh 1.

Bên cạnh mua sắm offline, khách hàng có thể đặt mua qua kênh thương mại điện tử.

Kế hoạch này sẽ tiêu tốn của công ty từ 400-450 triệu USD và sẽ hoàn thành trong quý 4 của Nike, những chi phí đó chủ yếu liên quan đến bồi thường nghỉ việc của nhân viên.

Đầu tháng này, The Oregonian đưa tin Nike đã âm thầm sa thải nhân viên trong vài tuần qua và ra tín hiệu rằng họ đang lên kế hoạch tái cơ cấu rộng hơn. Một loạt bộ phận đã bị cắt giảm, bao gồm tuyển dụng, tìm nguồn cung ứng, thương hiệu, kỹ thuật, nhân sự và đổi mới. 

Nike được coi là người dẫn đầu trong số các công ty cùng ngành như Lululemon, Adidas  Under Armour, nhưng lợi nhuận của nó đang bị áp lực và thương hiệu đang ở giữa một sự thay đổi chiến lược khiến nó phải nhen nhóm lại mối quan hệ với các nhà bán buôn.

Trong 6 năm qua, Nike cắt đứt quan hệ với nhiều đối tác bán lẻ thực địa và tập trung vào mô hình D2C (bán lẻ trực tiếp đến khách hàng), nhưng bây giờ, họ bắt đầu quay lại hàn gắn với những đối tác này. 

Mới đây nhất, Designer Brands, công ty mẹ của hãng bán lẻ DSW, thông báo sẽ bắt đầu bán dụng cụ thể thao thương hiệu Nike từ tháng 10. Đầu tháng 6 vừa qua, Macy's cũng thông báo hàng hóa Nike sẽ quay trở lại các cửa hàng bách hóa trong mùa thu.

Thời điểm này năm ngoái, hàng tồn kho của Nike đã tăng đáng kinh ngạc đến 43% và nhà bán lẻ này phải thực hiện chiến lược thanh lý mạnh mẽ để loại bỏ các kiểu dáng cũ và nhường chỗ cho những kiểu dáng mới, điều này đè nặng lên lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, vài quý sau, hàng tồn kho đã giảm 14% xuống còn 8 tỷ USD.

Sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận gộp của Nike diễn ra khi môi trường bán lẻ nói chung tràn ngập các chương trình khuyến mãi và giảm giá mạnh khi các nhà bán lẻ đấu tranh để thuyết phục người tiêu dùng mệt mỏi vì lạm phát. 

Dự báo kinh doanh khó khăn, Nike lên kế hoạch cắt giảm chi phí - Ảnh 2.

Tỷ suất lợi nhuận gộp của Nike đã phản ánh sự tăng chi phí vận chuyển và logistics và tình hình tỷ giá không thuận lợi. Ảnh: CNBC

Công ty cho rằng tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên là do "các hành động định giá chiến lược và giá cước vận tải đường biển thấp hơn". Điều này bù đắp một phần bởi tỷ giá hối đoái không thuận lợi và chi phí đầu vào sản phẩm cao hơn.

Là một trong những nhà bán lẻ cuối cùng báo cáo thu nhập trước kỳ nghỉ lễ tháng 12, các nhà đầu tư rất háo hức được nghe tin tốt về những kỳ vọng của Nike cho mùa mua sắm quan trọng. 

Khi nhiều nhà bán lẻ đưa ra hướng dẫn về quý nghỉ lễ vào tháng 11, bình luận phần lớn tỏ ra lãnh đạm và thận trọng khi các công ty trông đợi vào việc cung cấp dưới mức hứa hẹn và vượt mức trong một môi trường vĩ mô ngày càng không chắc chắn.

Việc doanh số bán hàng của họ bị sụt giảm và việc tập trung vào việc cắt giảm chi phí báo hiệu vấn đề về nhu cầu lớn hơn nhưng CEO John Donahoe lại tỏ ra lạc quan khi thảo luận về doanh số bán hàng trong tuần lễ diễn ra Black Friday. 

Donahoe cho biết: "Chúng tôi đã vượt xa thúc đẩy của ngành với mức tăng trưởng gần 10%, Nike đã chứng kiến tuần lễ Black Friday mạnh nhất từ trước đến nay với số lượng người tiêu dùng đã mua sắm kỷ lục tại các cửa hàng trong suốt những ngày cuối tuần Lễ Tạ ơn".

Trung Quốc là một phần quan trọng khác trong câu chuyện của Nike. Khi khu vực này thoát khỏi đại dịch Covid và các đợt phong tỏa trên diện rộng, quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn nhiều xáo trộn. Trong tháng 11, doanh số bán lẻ đã tăng 10,1% trong khu vực.

Qua một báo cáo của cộng đồng đầu tư Seeking Alpha, Nike có thể không đạt được mục tiêu dài hạn là tăng trưởng doanh số. Nguyên nhân được cho là do việc tẩy chay các thương hiệu đến từ phương Tây của khách hàng địa phương. Ngoài ra, Nike phải cạnh tranh của loạt nhãn hàng nội địa tại Trung Quốc.

17% doanh số bán hàng toàn cầu của "gã khổng lồ" có trụ sở tại Mỹ đến từ Trung Quốc. Nhưng báo cáo tăng trưởng doanh số bán hàng của thương hiệu này tại thị trường tỷ dân đã dần chậm lại trong 2 năm qua.

Trong quý, doanh thu tại Trung Quốc đạt 1,86 tỷ USD, thấp hơn mức 1,95 tỷ USD mà các nhà phân tích dự kiến, theo StreetAccount. Theo StreetAccount, doanh số bán hàng ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi cũng giảm so với ước tính, nhưng doanh thu lại vượt trội ở các thị trường Bắc Mỹ, châu Á Thái Bình Dương và châu Mỹ Latinh.

(Nguồn: Reuters/CNBC)

TÚC