Giá bất động sản vẫn tăng cao dù tình hình kinh tế chung vấn chưa khả quan

Phần lớn bất động sản được cung cấp bởi các nhà phát triển Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, chất lượng bất động sản đang diễn biến tốt.

Mới đây, Vụ Quản lý các khu kinh tế công bố đã phê duyệt bản đồ quy hoạch tổng thể cho 561 dự án khu công nghiệp sắp tới với diện tích trên 201.000 ha. Trong số này 259 khu sử dụng 86 500 ha vẫn chưa được thành lập và chiếm 43,1% tổng diện tích mới.

Cũng theo thống kê từ Sách trắng Bất động sản công nghiệp 2020 của Savills, trong 20 dự án tiêu biểu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam 9 tháng năm 2020, ghi nhận chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore.

Xu hướng phục hồi của thị trường BĐS được nhìn nhận rõ qua hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Sau thời gian dài yên ắng, các kế hoạch bán hàng, quảng bá thương hiệu và dự án diễn ra ngày càng nhiều.

Các công ty bất động sản tiếp tục dẫn đầu về tỷ trọng vốn huy động qua kênh trái phiếu với hơn 30% giá trị phát hành. Tiếp đến là các tổ chức tín dụng đóng góp 26,14%, theo sau là nhóm dịch vụ, xây dựng, sản xuất, chứng khoán.

Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều dòng vốn khác nhau đổ vào bất động sản, bao gồm vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư tư nhân, vốn FDI, vốn phát hành trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết.

Riêng kênh tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản vẫn tăng trưởng trong 3 năm trở lại đây, khoảng 7 - 8%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng tín dụng chung khoảng 13 - 14%. 9 tháng đầu năm 2020, tín dụng bất động sản vẫn tăng khoảng 2% so với mức tăng trưởng tín dụng chung khoảng 6,1%.

Điều này có nghĩa là thị trường vốn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản không hoàn toàn đóng băng. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng có nhiều khó khăn, cùng với việc thiếu phương án kinh doanh khả thi nên khó đáp ứng điều kiện tín dụng. Trong khi đó, ngân hàng không thể hạ chuẩn cho vay vì rủi ro cho cả hai bên.

Báo cáo từ Hiệp hội BĐS TP.HCM cho thấy, từ tháng 8/2020 đến nay, trên cơ sở cả nước kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, thị trường BĐS đã từng bước phục hồi và ngày càng khởi sắc. Cơ sở để kỳ vọng là tổng kết 9 - 10 tháng đầu năm 2020 từ Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy nguồn cung có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian dài tắc nghẽn. Vài tháng tới, nguồn cung sản phẩm nhà ở trên thị trường thành phố dự kiến sẽ được bổ sung, tăng thêm 9.147 căn, gồm 8.317 căn hộ (chung cư) và 830 căn nhà thấp tầng trong quý IV/2020.

Mới đây, trong một chương trình giao lưu trực tuyến, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu BĐS Việt Nam cho biết, theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2020 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2020 nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. Điều đó cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn giữ được viễn cảnh tích cực ngay cả trong điều kiện dịch bệnh tác động.

Ông Doanh nhìn nhận, “Trong năm 2021 tới đây khi các chỉ tiêu vĩ mô được đảm bảo, dịch bệnh được kiểm soát, thị trường BĐS sẽ phát triển ở mức cao hơn năm 2019, thậm chí sẽ có sự bùng nổ ở một vài phân khúc và thị trường khu vực nhất định.

Thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục có những siêu dự án với quy mô lớn và rất lớn được đầu tư dưới dạng các tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí với hạ tầng tốt, được khai thác, vận hành một cách đồng bộ, xây dựng theo hướng xanh - thông minh. Đó sẽ là những dự án tạo ra sức nóng và sự dẫn dắt trên thị trường”.

Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển DKRA cho biết, yếu tố lợi nhuận từ việc vận hành cho thuê (thông qua đơn vị quản lý) không thể so sánh với việc lợi nhuận từ đầu tư mua bán lại thông thường. Hiện nay, Bất động sản Nghỉ dưỡng chưa có thị trường thứ cấp để có thể dễ dàng mua đi bán lại, nên rất khó xác định được giá trị cụ thể.

Bên cạnh đó, còn một vấn đề rất quan trọng khác, liên quan đến vấn đề pháp lý của người sở hữu Bất động sản Nghỉ dưỡng (dù là biệt thự/nhà phố hay condotel), đó là thời hạn sở hữu dựa trên loại hình chức năng quyền sử dụng đất mà dự án đó được cấp phép.

Ngoài ra, khi mua Bất động sản Nghỉ dưỡng để phục vụ mục đích nghỉ dưỡng hay đầu tư, người mua cần chú ý đến các yếu tố như: Thế mạnh du lịch của địa phương, hạ tầng giao thông, điểm độc đáo và tiềm năng của dự án, uy tín và năng lực triển đơn vị quản lý vận hành.

Bộ Xây dựng tổng hợp cho biết, trong quý III/2020, toàn quốc có 36.884 giao dịch bất động sản thành công, trong đó TP.HCM đạt 6.722 giao dịch, tăng 70,6% so với quý II và Hà Nội đạt 2.966 giao dịch, tăng 119%. Tính theo khu vực, toàn miền Bắc có 10.220 giao dịch thành công, miền Trung là 14.582 giao dịch tại miền Nam là 12.082 giao dịch.

Nhu cầu tăng cao đã đẩy giá bất động sản tăng vọt, đập tan giấc mơ sở hữu nhà ở của ngày càng nhiều hộ gia đình có thu nhập khiêm tốn. Thị trường giao dịch bất động sản cuối năm thường diễn ra sôi động vì nhu cầu mua và bán tăng lên cao. Cuối năm là thời điểm vào “mùa” của bất động sản.

Trong đó, riêng tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,24% so với quý trước (trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,07%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,44%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 1,02%). Đối với nhà ở riêng lẻ giá ở Hà Nội tăng khoảng 0,03%.

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng cho biết giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,35% so với quý 2, trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng khoảng 0,16%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 0,72%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,85%. Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,26%.

Với tâm lý của người Việt, thời điểm trước Tết cũng là giai đoạn thích hợp để mua nhà an cư đón Tết; dòng tiền chi ra cũng tăng mạnh, nên quyết định "xuống tiền" mua nhà cũng dễ dàng hơn. Vì vậy, dù thị trường bất động sản có biến động như thế nào thì thời điểm cuối năm vẫn được đánh giá cao.

Nhật Hạ

( Tổng Hợp)