Giá gas tăng gây khó cho dân nghèo và dịch vụ ăn uống

Giá ga cao không những làm cho đời sống của người lao động nghèo mà các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống cũng gặp khó.

Cùng với giá xăng dầu tăng phi mã, việc giá gas tăng cao và dự kiến sẽ tăng mạnh vào đầu tháng tới ảnh hưởng đến đời sống của người lao động nghèo cũng như các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống. 

Bà Lê Thị Thắm (47 tuổi, trọ ở quận Bình Tân) cho biết trên Tuổi Trẻ: "Vét sạch trên người cũng chẳng đủ đổi bình gas mới". Theo bà Thắm, khi đang đi nhặt ve chai ở quận Tân Phú, bà được một hộ dân tặng chiếc bếp gas cũ cùng 300.000 đồng hỗ trợ mua bình gas mới.

Ở một mình, nếu nấu ăn phải tiết kiệm, một bình gas được bà Thắm dùng đến ba tháng liền mới hết. "Bữa tôi bù đâu đó có mấy chục ngàn là mua được bình lớn rồi, chứ đâu như nay mà đắt dữ vậy", bà Thắm chia sẻ.

Giá gas tăng gây khó cho dân nghèo và dịch vụ ăn uống

Ông Đinh Thanh Hải - chủ quán bún bò Yến Hương Giang (đường Võ Văn Tần, quận 3) - cho biết giá gas tăng quá mạnh khiến chi phí "đỏ bếp" của quán đội lên cao. 

Ông Hải nhẩm tính trung bình mỗi tháng quán bún này dùng khoảng 60 bình gas loại 50kg, tháng trước chỉ khoảng 2 triệu đồng/bình, đến tháng 3 đã tăng thêm 175.000 đồng/bình.

Theo ông Lê Quang Tuấn - phó giám đốc Công ty CP thương mại dầu khí Thái Bình Dương, các nhà hàng lớn thường lấy từ 150 - 400 bình gas loại 50kg mỗi tháng, chi phí nhiên liệu bị đội lên khoảng 26 - 70 triệu đồng/tháng.

"Đối với gas công nghiệp, nhiều ngành sử dụng lượng lớn gas chịu tác động như ngành gốm sứ, mạ kẽm, nấu nhôm, sản xuất thép... Tuy vậy, do nhu cầu sử dụng cho sản xuất nên dù giá khí đốt tăng, các doanh nghiệp vẫn nhập", ông Tuấn nói, đồng thời đề nghị Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu nếu giá gas tiếp tục tăng cao cũng như giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%.

Thanh Mai

Thị trường xăng dầu ngày càng hoảng loạn

Thị trường xăng dầu ngày càng hoảng loạn

Nhiều doanh nghiệp từ chối làm ăn với Nga, giá của các mặt hàng như tàu chở dầu cũng tăng vọt.