Giá xăng dầu trong nước liên tiếp tăng theo và được dự báo sẽ vượt trên 30.000 đồng/lít

Giá xăng dầu liên tiếp tăng gây sức ép lớn tới nhiều ngành kinh tế. Dự báo giá xăng lên 30.000 đồng/lít, Khó chồng khó.

Giá xăng dầu có thể tăng 3.000 - 4.000 đồng/lít vào 11/3. Tính đến 20 giờ, gày 9/3, trên thị trường thế giới giá dầu Brent được giao dịch ở mức 124 USD thùng, dầu WTI 120 USD/thùng. Theo dữ liệu của Bộ Công Thương đến ngày 8/3, giá bán lẻ tại Singapore: xăng RON 92 ở mức gần 150 USD/thùng (tăng 36 USD/thùng so với ngày 1/3); Xăng 95 có giá 144.8 USD/thùng (tăng 28 USD/thùng), dầu Diesel 157,6 USD thùng (tăng 40 USD/thùng). Các doanh nghiệp xăng dầu tính toán, giá xăng dầu có thể tăng mạnh ở mức 3.000-4.000 đồng/lít vào kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 11/3 sắp tới.

Trước việc giá xăng dầu liên tiếp tăng nhanh, Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nếu được Quốc hội thông qua, mức giảm này chưa có nhiều tác dụng. Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, mức giảm này còn thấp so với phần thuế trong cơ cấu giá thành xăng dầu. Theo ông Long, dư địa giảm thuế xăng dầu hiện vẫn còn. Chẳng hạn, thuế bảo vệ môi trường có thể giảm tới 4.000 đồng/lít hoặc giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách khó khăn, đặc biệt là đang ưu tiên dành cho chương trình phục hồi kinh tế, mức giảm trên cũng là nỗ lực của các bộ, ngành.

Để tránh tăng giá sốc, ông Long cho rằng, Bộ Tài chính cần rà soát và cân đối lại nguồn thu xem những lĩnh vực nào còn tiềm năng mà chưa khai thác hết có thể tận dụng để bù đắp phần thiếu hụt từ xăng dầu. Không chỉ vận tải, những ngày qua giá xăng dầu liên tiếp tăng cao đã khiến các ngành khác như thuỷ sản, khai thác than ảnh hưởng nặng nề. Ở nhiều địa phương trên cả nước, tàu bè “nằm bờ” vì không chịu nổi mức tăng của xăng dầu.

Theo TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Thống kê, xăng dầu chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất của các ngành kinh tế. Tiêu biểu như chi phí xăng dầu chiếm 76,7% chi phí hoạt động khai thác thuỷ sản; chiếm 63,3% chi phí hoạt động vận tải; 45,1% đối với khai thác than… Giá xăng dầu tăng và đứng ở mức cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Trong khi giá bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không thể tăng tương ứng, vì trong và sau đại dịch, sức mua của nền kinh tế yếu, tổng cầu tiêu dùng suy giảm.

Ông Lâm nhận định, sau đại dịch, “sức khỏe” của doanh nghiệp đã suy giảm, không còn như trước. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với hàng ngàn khó khăn và thử thách. Nếu giá xăng dầu tăng và đứng ở mức 125USD/thùng trong dài hạn sẽ khiến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp gia tăng cùng với giá cước vận tải tăng khoảng 6,5-7,5%. Điều này sẽ làm cộng đồng doanh nghiệp suy yếu thêm và làm chậm quá trình phục hồi của nền kinh tế.

“Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, là “máu” của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Có thể thấy, xăng dầu là chi phí đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt, xăng dầu chiếm 40%-45% trong cơ cấu giá thành vận tải. Bên cạnh lĩnh vực sản xuất, xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, giá xăng dầu tăng cũng tác động trực tiếp làm tăng lạm phát của nền kinh tế”, ông Lâm nói.

Theo ghi nhận, tính đến đầu chiều 9/3, trên thị trường thế giới giá dầu Brent được giao dịch khoảng 130 USD thùng, dầu WTI 125.9 USD/thùng (tăng khoảng 30 USD/thùng so với ngày 1/3).

Theo dữ liệu của Bộ Công Thương đến ngày 8/3, giá bán lẻ tại Singapore xăng RON 92 có giá gần 150 USD/thùng (tăng 36 USD/thùng so với ngày 1/3); Xăng 95 có giá 144.8 USD/thùng (tăng 28 USD/thùng), dầu hỏa 147,7 USD/thùng (tăng 34,5 USD/thùng); dầu Diesel 157,6 USD thùng (tăng 40 USD/thùng), mazut 700 USD/tấn (tăng 145 USD/tấn).

Tổng Hợp