Hình vẽ graffiti 'bẩn' gây mất mỹ quan ở khắp Sài Gòn

Nhiều người dân tại TP.HCM bức xúc khi thấy diện mạo thành phố ngày càng bị xuống cấp bởi một bộ phận giới trẻ vẽ graffiti khắp nơi.
1498022675graffiti-1516623769684

Tại Việt Nam, graffiti ngày càng trở nên quen thuộc, phổ biến hơn, bởi nó như xuất hiện ở khắp nơi... Tuy nhiên, graffiti vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế, trong đó quan trọng nhất vẫn là địa điểm dành cho các nghệ sĩ được phép trổ tài.

3d9c0b1c4147a619ff56

Mang tâm lý "thiếu gì tìm đấy", nhiều bạn buộc lòng phải đi khắp nơi tìm địa điểm rộng rãi để được vẽ, có khi là khu nhà hoang, các công trình chuẩn bị tháo dỡ,... Nhưng những địa điểm như thế không phải lúc nào cũng có để đáp ứng nhu cầu muốn vẽ và được vẽ của rất đông các bạn trẻ yêu thích graffiti tại Sài Gòn.

153a4cc4079fe0c1b98e

Dễ dàng bắt gặp rất nhiều hình ảnh vẽ graffiti gây mất mỹ quan đô thị, dù cho ở những con hẻm nhỏ đến đường lớn của các quận ngoại thành hay quận trung tâm.

65ef5b0e1055f70bae44

Hình ảnh đó cũng chẳng mấy ý nghĩa gì khi cứ tiếp diễn và phô bày tràn lan khắp mọi nơi, kể cả nơi công cộng như trạm xe buýt; khu dân cư; hàng quán ăn uống; cửa hàng.

1029eaa4a0ff47a11eee
Công trình xây dựng bị làm xấu.
314d7ad1308ad7d48e9b

Bạn Trung Nghĩa - sinh viên năm cuối ngành Quy hoạch Đô thị trường Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng: "Kiểu vẽ này cũng xuất hiện ở nước ngoài nhưng không đến nỗi như Việt Nam mình, ở nước người ta nét vẽ được chú trọng kỹ lưỡng có ý nghĩa. Ngoài ra, người vẽ vẫn được nhiều công nhận tài năng là nghệ sĩ đường phố chứ không phải hoạt động về đêm kiểu ngấm ngầm xem nơi nào trống trải đã đóng cửa thì bắt đầu xịt sơn rồi gọi đó là vẽ graffiti được".

b530ea03a05847061e49

Bạn Thanh Huy - cựu sinh viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM cho biết: "Ngày nay các bạn trẻ chỉ cần trong tay có chai sơn xịt đủ màu, hoặc hộp sơn to đùng với vài ba cây cọ tô vẽ nào là chữ kiểu bong bóng; vẽ hình 3D như ở nước ngoài rồi phối màu, bạ đâu vẽ đó, nhìn không giống ai cả, nên em không xem đó là graffiti mà là vẽ bậy".

8f77e281a9da4e8417cb
Chị Minh Tâm - chủ của mặt bằng cho thuê ở quận 3, TP.HCM cho hay: "Cửa hàng không có gắn camera nên không biết ai làm ra việc này, vẽ bậy bạ đủ thứ màu sơn rồi giấy dán quảng cáo đủ thứ. Mình rất bức xúc nhưng chẳng biết phải làm sao".
14e832f378a89ff6c6b9

Graffiti ra đời vào những năm 1970, trước cả khi hiphop xuất hiện. Nó bắt nguồn từ một người đàn ông làm nghề đưa thư tại thành phố New York, khi ông di chuyển khắp các con phố và viết tên mình lên những bức tường. Dần dần, nó trở nên đa dạng hơn, và được giới trẻ sử dụng như một cách để thể hiện quan điểm theo chủ nghĩa hiện đại và tách biệt xã hội.

Graffiti ban đầu có nghĩa là "tranh sơn xịt". Nhưng qua thời gian, nó là tên gọi dành cho một bộ môn nghệ thuật đường phố, nơi các cá nhân nổi loạn tích cực thể hiện bản thân thông qua những hình vẽ nguệch ngoạc nhưng đầy sáng tạo.

Tại Việt Nam, hành vi vẽ bậy, bôi bẩn nơi công cộng là vi phạm pháp luật. Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nêu rõ: Nếu vẽ làm xấu cảnh quan và có thể làm bẩn khuôn viên nhà người khác, nơi công cộng, người vẽ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác, làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất kinh doanh của người khác; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.


DƯƠNG THỤY

theo Tin 24h