Khác với các thế hệ cũ, gen Z quan tâm đến tiêu dùng và đầu tư từ rất sớm

Thực tế, mỗi thế hệ đều có cách tiếp cận riêng đối với tiền bạc, tài chính cá nhân. Nhưng khác với các thế hệ cũ, gen Z quan tâm đến tiêu dùng và đầu tư từ rất sớm...

Một thống kê cho thấy 35% gen Z đã có kế hoạch kinh doanh hoặc đã bắt đầu kinh doanh. Chỉ 21% người thuộc gen Z muốn vay vốn sinh viên. 64% tìm hiểu về kế hoạch tài chính từ những người khác. Có tới 75% trong số tất cả gen Z sẵn sàng nhảy việc nếu có cơ hội. Phần lớn người thuộc gen Z biết đến tài chính và muốn trở nên giỏi hơn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt là nguồn kiến thức của họ. Khoảng 84% vẫn dựa vào cha mẹ và gia đình để biết thông tin tài chính. Mặc dù nó có thể hữu ích ở một mức độ nào đó, nhưng thông tin có thể đã lỗi thời, không đầy đủ hoặc sai hoàn toàn.

Gen Z hiện là nhóm người có ảnh hưởng lớn và sức mua đáng kinh ngạc. Một sự thật có thể khiến nhiều người ngạc nhiên đó là gen Z thật ra lại là những người rất tiết kiệm. Có tới 21% người thuộc gen Z đã mở nhiều tài khoản tiết kiệm trước khi tròn 10 tuổi. Theo nghiên cứu, gen Z ở Mỹ chi tiêu khoảng 35 tỷ USD mỗi năm, trong khi Millennials chi tiêu gấp khoảng 72 lần số tiền đó. Mặc dù vậy, gen Z có ảnh hưởng lớn đến các quyết định chi tiêu tiền trong hộ gia đình của họ. Hầu hết gen Z đang sống cùng gia đình và khi họ mua những sản phẩm mà họ muốn hoặc cần, điều đó ít nhiều có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của những người xung quanh như cha mẹ, bạn bè.

Gen Z không quan tâm nhiều thương hiệu của sản phẩm như thế hệ Millennials mà chỉ quan tâm đến tính độc đáo của những sản phẩm đó. Chẳng hạn, khi mua một bộ quần áo, họ không quan tâm xem bộ quần áo đó là của thương hiệu Lululemon hay Adidas. Họ chọn sản phẩm đó vì nó mới lạ và miễn là giá trị của sản phẩm phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm.

Millennials (hay còn gọi là gen Y, là những người sinh vào khoảng năm 1986 đến 1991) có hành trình đến tuổi trưởng thành đầy rẫy trở ngại và khó khăn như mức lương chậm và điều kiện kinh tế thiếu ổn định. Những thách thức này kết hợp với các hoàn cảnh thế hệ khác, đã giúp hình thành thói quen và thái độ chi tiêu của nhóm người này đối với tiền bạc và các khoản nợ.

Trong hành trình này, Millennials đã đúc rút và chia sẻ một cách công bằng về những sai lầm tài chính của họ, và một điều thú vị là gen Z - nhóm thế hệ nối tiếp - đã và đang học hỏi từ chính những sai lầm này của những đàn anh, đàn chị gen Y. Gen Z đang đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm về tiền. Mỗi thế hệ có một quan điểm khác nhau. Nhưng gen Z đang chứng tỏ họ là người sẽ xác định lại tương lai của nền tài chính. Thế hệ này phải thích nghi với những thách thức do môi trường hiện tại và quá khứ mang lại. Và điều đáng ngạc nhiên là họ đang thích nghi và điều chỉnh nhanh hơn nhiều so với dự kiến.

Gen Z, những bạn trẻ sinh từ khoảng năm 1997 đến 2012, là những người đầu tiên được tiếp cận với công nghệ từ khi còn bé và có tư duy về tiền tệ, kinh tế có thể thay đổi cả thế giới trong tương lai. Gen Z là thế hệ tiếp nối của gen Y. Hầu hết gen Z là con cái của thế hệ X. Vì là gen Z, nên họ được chứng kiến những nỗi sợ hãi, khó khăn của những thế hệ trước đó. Cụ thể là họ thấy được sự vật lộn mưu sinh của thế hệ X, một phần thế hệ Y. Họ cũng thấy Minnenials phải thay đổi ra sao để thích nghi với cuộc sống công nghệ. Còn với tiền, không chỉ biết tiêu, gen Z còn sớm biết kiếm, đồng thời có những tư duy khác biệt về tiền, tài chính cá nhân….

Gen Z đều còn rất trẻ và họ phải luôn mở rộng tầm nhìn của mình.  Và một trong những cách để họ làm điều đó là thông qua mạng internet. Theo một cuộc khảo sát của Yahoo Finance, 38,8% gen Z được hỏi nói rằng họ đã tìm hiểu về tài chính cá nhân từ TikTok, YouTube hoặc các phương tiện truyền thông xã hội khác, như Twitter hoặc Instagram, 34,3% trả lời cụ thể là từ TikTok và YouTube. Thêm 7,2% trả lời rằng họ lấy thông tin từ nghiên cứu cá nhân hoặc các diễn đàn trực tuyến như Reddit. Con số này cao hơn nhiều so với 22,70% cho biết đã học được từ cha mẹ hoặc gia đình.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều khảo sát để có cái nhìn rõ hơn về các đối tượng thuộc thế hệ này. Khác với Millennials gia thị trường việc làm trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc đại suy thoái, gen Z được thừa hưởng một nền kinh tế mạnh mẽ (trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát) với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Các thành viên của thế hệ Z đa dạng về chủng tộc và sắc tộc hơn bất kỳ thế hệ trước nào khác. Và theo Pew Research, gen Z trên 13 tuổi vào năm 2018 có xu hướng giống với thế hệ Millennials ở điểm họ đang tiến bộ dần lên. Có lẽ quan trọng nhất, từ góc độ tiếp thị, gen Z không biết đến một cuộc sống không có điện thoại thông minh và mạng xã hội. Họ hiểu biết về công nghệ một cách tự nhiên bởi vì công nghệ luôn là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ. Và họ cũng có ý thức mạnh về tiền bạc và tài chính cá nhân.

Tiền là sức bật của lò xo, là thước đo mọi thứ… là câu nói vui về tiền mà thế hệ 7X, 8X hay 9X đời đầu không lạ lẫm. Nhưng với gen Z, tiền bạc có nghĩa lý ra sao? Gen Z nghĩ về tiền như thế nào? Họ tiêu hoang hơn gen Y, gen Z? Họ có biết kiếm tiền từ sớm?

Nhật Hạ

(Tổng Hợp)