UBND tỉnh Tây Ninh sau khi thống nhất với UBND TP HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT giao UBND TP HCM tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lí vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài.
UBND TP HCM cho biết, toàn tuyến đường cao tốc có chiều dài khoảng 53,5 km với điểm đầu giao với đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn, TP HCM) và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).
Dự án sẽ được phân kì đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của nhà nước).
Quốc lộ 22 trên địa phận tỉnh Tây Ninh. Hiện nay Quốc lộ 22 là tuyến đường độc đạo nối tỉnh này với TP HCM. (Ảnh: Bộ GTVT). |
Ở giai đoạn 1, xây dựng đoạn TP HCM - Trảng Bàng (dài 33 km, có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h) và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 4 làn xe (dài 20,5 km, 4 làn xe, tốc độ 80 km/h).
Đối với giai đoạn hoàn chỉnh, xây dựng đoạn TP HCM - Trảng Bàng với quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 6 làn xe; với tổng mức đầu tư gần 10.700 tỉ đồng.
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa phận TP, sẽ do UBND TP HCM chịu trách nhiệm. Đây cũng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư dự án. Còn UBND tỉnh Tây Ninh sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa phận tỉnh Tây Ninh.
UBND TP cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép mở rộng phạm vi bồi thường giải phóng mặt bằng tại các nút giao giữa đường cao tốc với đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các điểm phù hợp khác để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trạm dịch vụ hậu cần, trung tâm thương mại, dịch vụ… Động thái này nhằm tạo nguồn thu cho dự án.
Bên cạnh đó, nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị gần với khu vực các nút giao liên thông để khai thác các quỹ đất, tạo nguồn thu cho các địa phương.
Người phụ nữ bất chấp nguy hiểm đi ngược đường trên cao tốc Hà Nội – Hạ Long
Clip người phụ nữ điều khiển xe máy chạy ngược ngược chiều trên cao tốc Hạ Long – Hà Nội khiến dân mạng bức xúc.