Sau khi công bố nhận hồ sơ tại vòng sơ tuyển 8 dự án xây dựng cao tốc Bắc Nam theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đã nhận 60 hồ sơ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong 60 hồ sơ tham gia, có hơn 30 doanh nghiệp trong nước tham gia đứng độc lập hoặc liên danh với nhau và liên danh với nhà đầu tư nước ngoài như đã được dự báo.
Tính đến giữa tháng 7, những doanh nghiệp quốc nội nổi tiếng trong ngành xây dựng như Đèo Cả, Phương Thành, Vinaconex, Tasco… đều đã hiện diện tại vòng sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam với tư cách liên danh hoặc độc lập.
Đấu thầu cao tốc Bắc Nam, doanh nghiệp Việt bị thất thế. |
Tiêu chí ứng tuyển cụ thể, vốn chủ sở hữu để tham gia cao tốc Bắc Nam phải chiếm 20% tổng vốn đầu tư dự án đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu ít nhất 1.000 tỷ đồng cho dự án từ 5.000 tỷ đến 10.000 tỷ đồng.
Với tiêu chí như thế, ông Trần Văn Thế - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả (doanh nghiệp nộp hồ sơ 3 trong 8 dự án) cho biết: “Hầu hết doanh nghiệp trong nước không thỏa mãn tiêu chí về vốn chủ sở hữu”.
Ông Thế cho biết thêm, ngay cả khi liên danh với doanh nghiệp trong và ngoài nước, đơn vị cũng chỉ nằm ở vị trí các phân đoạn vốn thấp như cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, suất huy động 2.557 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư 7.615 tỷ. Cũng chính vì vốn đầu tư thấp, Cam Lâm - Nha Trang lại có tính cạnh tranh cao với 8 hồ sơ dự thầu (4 hồ sơ liên danh hoàn toàn trong nước, 2 hồ sơ liên danh trong nước với nước ngoài và còn lại liên danh với Trung Quốc).
Ngoài ra, tiêu chí nhà đầu tư phải từng tham gia dự án có tổng mức đầu tư bằng 50% tổng mức dự án đang xét buộc doanh nghiệp phải từng tham gia các dự án 4.000-5.000 tỷ đồng.
Cũng theo ông Trần Văn Thế, hiếm nhà đầu tư trong nước nào có kinh nghiệm tham gia dự án lớn như vậy, Bộ Giao thông phải hạ tiêu chí thì nhà đầu tư trong nước mới có cơ hội. Với điều kiện đấu thầu như hiện nay, các nhà đầu tư trong nước sẽ bị loại ngay từ vòng sơ tuyển.
Thiếu vốn, kinh nghiệm lại hạn chế, các nhà đầu tư trong nước lại buộc phải thi đấu “thi đấu” với nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp ngay từ vòng sơ tuyển, khó khăn lại thêm chồng chất dẫn đến cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước rất thấp là nhận xét của Phó chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả.
Với những chia sẻ khó khăn của các nhà đầu tư trong nước, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Đối tác công tư (PPP), Bộ Giao thông Vận tải cho biết, lợi thế của nhà đầu tư trong nước là hiểu rõ địa hình, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và luật pháp ở Việt Nam. Ông Huy động viên thêm: "Tôi đánh giá nhiều nhà đầu tư trong nước đủ năng lực, họ hoàn toàn có cơ hội tham gia vào cao tốc Bắc Nam".
Cũng theo ông Huy, sơ tuyển mới chỉ là bước đầu đánh giá chung, hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng mới là bộ lọc cuối cùng và quan trọng để lựa chọn những nhà đầu tư đủ năng lực cả về vốn và kinh nghiệm.
Dự kiến tháng 10/2019, Bộ sẽ thông báo mời thầu. Tháng 3/2020 công khai kết quả đấu thầu và ký kết hợp đồng dự án đầu tiên vào tháng 4/2020.
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa