Lạm phát có thể tăng, chứng khoán chưa đáng ngại?

 Lạm phát Việt Nam tại thời điểm này, trong 5 tháng đầu năm mức lạm phát vẫn ở mức thấp nhất 6 năm. Riêng CPI tháng 5 chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem nhưng tín hiệu tích cực giữa bức tranh chung của kinh tế toàn cầu. 

Lạm phát mặc dù có thể tăng, tuy nhiên trong trường hợp tăng vượt mục tiêu 4% của Chính Phủ, vùng đệm 4%-8% vẫn là mức thuận lợi cho thị trường chứng khoán. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng.

Quan điểm này được đưa ra dựa trên dữ liệu lịch sử, thống kê cho thấy VN-Index đã chứng kiến 77 tháng có mức lạm phát trong khoảng 4 - 8%, tỷ suất trung bình VN-Index trong các tháng này vẫn đạt 2,0%. Dự báo lạm phát Việt Nam giai đoạn 2021 - 2022 của các tổ chức lớn như ADB, IMF, WorldBank; hầu hết nhận định đều cho rằng lạm phát vẫn quanh ngưỡng 3 - 5%, điều này là động lực quan trọng để TTCK tiếp tục tăng trưởng trong 2 năm tới.

Kể từ năm 2000, kinh tế Việt Nam đã trải qua 106 tháng có mức CPI (so với cùng kỳ năm ngoái) nhỏ hơn 4%. Khi đó, VN-Index tăng trưởng trung bình tới 2,73%/tháng trong các tháng này, cao vượt trội so với mặt bằng chung. Trong những tháng đầu năm 2021, chứng khoán Việt Nam tiếp tục thiết lập các đỉnh lịch sử (vượt mốc 1.300 điểm) khi các nhà đầu tư tổ chức vẫn đánh giá tích cực về nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam dựa trên hai yếu tố là tăng trưởng dương và kiểm soát lạm phát tốt. Việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của lạm phát vẫn hết sức cần thiết, bởi dữ liệu lịch sử bên trên cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và chứng khoán Việt Nam. Đánh giá về tương quan giữa hai yếu tố tại thời điểm này, chuyên gia của Chứng khoán thị trường chứng khoán sẽ rất nguy hiểm nếu lạm phát vượt quá 10%.

TTCK Việt Nam từng có giai đoạn giảm trên 20%/tháng giai đoạn 2008 - 2009 khi lạm phát tăng vọt lên trên hai chữ số. Đây là hệ lụy của chính sách nới lỏng tiền tệ, tài khóa quá mức. Và lạm phát đã tăng vượt 10% từ cuối 2007 và tăng liên tục, tạo đỉnh giữa 2008 với mức gần 30%. Hệ quả là, VN-Index sụt giảm tới 70% trong giai đoạn này. Tác động tiêu cực của lạm phát đến thị trường chứng khoán một lần nữa tái hiện trong giai đoạn 2011 - 2012 khi lạm phát duy trì trong khoảng 12 - 23%. Hứng chịu tác động từ lạm phát, chứng khoán đã sụt giảm gần như cả năm 2011 với mức sụt giảm lên tới 30%.

Giới đầu tư từng chứng kiến đợt sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán khi lạm phát tăng cao kỷ lục, điển hình nhất là thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-Index từng lao dốc mạnh khi lạm phát tăng cao kỷ lục, vượt ngường 20%.Hàng loạt quốc gia trên thế giới công bố tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhiều năm. Đây là hệ quả tất yếu của chính sách nới lỏng tiền tệ với các gói kích thích nền kinh tế, hoạt động bơm tiền mua trái phiếu của các chính phủ nhằm vượt qua những khó khăn của đại dịch COVID-19.

Sau bữa tiệc thăng hoa của thị trường chứng khoán nhờ chính sách bơm tiền, giới đầu tư lại lo ngại về những tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán khi lạm phát liên tục tăng cao. Trong bối cảnh lạm phát của nhiều nền kinh tế đang tăng cao nhất trong nhiều năm, đây sẽ là nỗi lo hiện hữu của giới đầu tư chứng khoán thời điểm này.

Tĩnh Kiên