Lạm phát sẽ tác động ra sao tới các ngân hàng

Đối với ngành ngân hàng, lạm phát tăng lên có thể gây áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động. Theo khảo sát, hiện nay mặt bằng lãi suất huy động cũng đã tăng nhẹ.

Việc này có thể khiến các ngân hàng có năng lực huy động thấp hơn bình quân hệ thống chịu áp lực cao hơn. Còn đối với các ngân hàng lớn thì ảnh hưởng không nhiều.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng đang có tỷ lệ CASA rất cao. Điều này cũng sẽ góp phần trung hòa các tác động từ việc tăng lãi suất huy động, giúp các ngân hàng duy trì được biên lợi nhuận tốt.

Với chính sách tài khoá, có thể triển khai thuế tài sản để hạn chế dòng tiền đầu cơ vào thị trường bất động sản, vàng. Với chính sách tiền tệ, có thể áp dụng chính sách lãi suất. Theo đó, tỉ lệ tài trợ cho khoản vay mua nhà đất cần có khác biệt giữa BĐS đầu tiên mà cá nhân, hộ gia đình sở hữu với BĐS thứ hai và thứ ba.

Ngoài ra, cần kiểm soát cung tiền vào thị trường BĐS và nắn dòng tiền của khu vực ngân hàng vào khu vực nền kinh tế thực, lĩnh vực lan tỏa như sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm bằng các biện pháp kiểm soát tín dụng vào BĐS có chọn lọc như giám sát việc tài trợ các dự án BĐS thuộc cổ đông lớn và người có liên quan đến cổ đông lớn của ngân hàng, giám sát các hình thức ủy thác, repo BĐS, tăng cường giám sát rủi ro tại các tổ chức tín dụng có dấu hiệu bất ổn liên quan đến đầu tư/kinh doanh BĐS.

Nhìn chung, áp lực lạm phát đã và đang gia tăng có thể nói là một thách thức cho công tác điều hành kinh tế của các cơ quan điều hành và quản lý. Đại diện Tổng cục Thống kê cũng đã đề từng cập rằng áp lực lạm phát đang gia tăng trong năm 2022 và việc giữ được lạm phát mục tiêu dưới 4% là nhiệm vụ tương đối khó khăn và thách thức.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã có rất nhiều kinh nghiệm trong điều tiết giá cả trong các năm qua. Vì thế, dư địa để khống chế được lạm phát trong tầm kiểm soát và đảm bảo cân đối vĩ mô là vẫn còn.

Thời gian tới, các ngân hàng còn dư địa cho vay bất động sản thì vẫn có thể tiếp tục cho vay. Song các ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động này ngay từ quý I sẽ có những biện pháp hạ nhiệt

Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý, tăng trưởng tín dụng không chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng dư nợ cho mỗi lĩnh vực bất động sản mà còn từ các ngành nghề khác. Khi nền kinh tế phục hồi thì nhu cầu tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, du lịch, dịch vụ… cũng sẽ phục hồi trở lại và nhu cầu vốn cho các lĩnh vực này sẽ gia tăng theo sau đó.

Đối với vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, theo chuyên gia, các động thái của cơ quan quản lý gần đây không phải siết chặt mà là đang rà soát kiểm tra lại để đảm bảo an toàn hệ thống.

Các chỉ đạo chấn chỉnh thị trường của chính phủ thời gian vừa qua thực tế là để nhằm điều hướng lại dòng vốn. Các động thái này là đúng đắn và kịp thời, khi mà nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, nhu cầu vốn từ các hoạt động sản xuất dịch vụ tăng lên. Trong thời gian tới, các ngân hàng cũng sẽ phải điều chỉnh cơ cấu tín dụng để có thể tận dụng tốt nhất các định hướng chính sách này.

Theo tiêu chí đánh giá bong bóng bất động sản của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cứ 37 năm thu nhập bình quân của một người bình thường mới mua nổi một căn nhà là báo động của bong bóng. Việt Nam trước đây mới tính có 35 năm, nhưng đến bây giờ cũng đang xấp xỉ 37 năm. Trong khi đó, đất đai ngày càng khó khăn, tín dụng trái phiếu cũng tương tự, nên nguồn cung hạn hẹp mà cầu thì tiếp tục tăng. Rất có khả năng thị trường bất động sản sẽ xuất hiện bong bóng vào năm 2023 nếu Chính phủ không kịp thời điều chỉnh.

Tổng Hợp