Lượng quan tâm và giao dịch mua bán các loại hình đất có dấu hiệu chững lại

Dữ liệu thị trường bất động sản tháng 5 của một trang thông tin bất động sản cho thấy, nguồn cung bất động sản cho thuê đang thể hiện tốc độ phát triển khá chậm so với nhu cầu.

Trong hai năm vừa qua, dịch COVID-19 đã làm đứt gẫy các chuỗi cung ứng trong nước và trên toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến quá trình đầu tư, sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người quyết định bỏ tiền vào đất đai. Tuy nhiên, trước động thái siết chặt thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước, thanh khoản trên thị trường thời gian gần đây chứng kiến sự sụt giảm mạnh.

Dưới góc độ chuyên gia, TS. Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường bất động sản hiện nay đang đứng hình, bắt đầu đi vào giai đoạn đóng băng. Tức là thanh khoản giảm rất mạnh, người mua sẽ không dám mua còn người bán đang do dự, không muốn giảm giá nhiều. Song, thị trường đóng băng nhiều khi còn nguy hiểm hơn bong bóng bởi khi đó, những người ôm đất không bán được,…

Thời gian tới, không có khả năng Chính phủ cho phép tăng trưởng tín dụng mà sẽ tiếp tục giữ nguyên việc quản lý tín dụng và dòng vốn vào bất động sản đúng chuẩn. Do đó, vị chuyên gia này dự báo, những doanh nghiệp đã sử dụng vốn vượt quá mức và những nhà đầu cơ bất động sản vay vốn quá mức sẽ gặp khó khăn. Tình trạng này mới bắt đầu và việc đóng băng sẽ tiếp tục kéo dài trong nhiều tháng nữa.

“Thị trường bất động sản đã xuất hiện dấu hiệu giảm tốc từ năm 2021 khi thanh khoản không có nhưng giá vẫn tăng. Những dấu hiệu đó cho thấy thị trường đã đến đỉnh điểm của việc tăng trưởng nóng”, vị này nói.

ăm 2022 được đánh giá là năm bản lề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Đây là thời điểm để thị trường phục hồi trở lại, tạo đà tăng trưởng cho thời gian tới.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản chứng kiến nhiều biến động liên quan đến cung - cầu. Nhiều nhà đầu tư nhận xét, chưa khi nào các thông tin quy hoạch lại được tung ra ồ ạt với quy mô rộng như hiện nay, từ hệ thống cao tốc đến quy hoạch sân bay, thành phố vệ tinh, đường ven biển, nâng cấp các đô thị... Những yếu tố này, đã và đang tiếp sức thúc đẩy thị trường bất động sản nóng lên đặc biệt ở phân khúc đất nền.

Nguồn cung ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM gần như đã đạt ngưỡng, trong khi các địa phương khác cũng ngặt nghèo với chủ đầu tư trong việc cấp phép dự án dẫn đến giá đất tăng, đặc biệt ở các địa phương mới nổi khi thu hút dòng tiền dịch chuyển.

Bên cạnh những diễn biến tích cực với sự trở lại đầy sôi động của thị trường sau 2 năm gần như "đóng băng" vì dịch bệnh, ở hầu khắp các địa phương đều ghi nhận sự xuất hiện của các cơn "sốt ảo", đi kèm là hiện tượng thổi giá. Mặt khác, trong bối cảnh lạm phát, mặc dù giá bất động sản tăng nhanh nhưng thanh khoản chậm, thị trường xuất hiện nghịch lý mua dễ, bán khó. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.

Sau các cơn sốt đất, không thiếu cảnh nhà đầu tư ôm hàng nhưng khó bán, bán không ai mua đã phải chịu cảnh lãi ảo. Đặc biệt, với những nhà đầu tư đang chịu áp lực lãi vay ngân hàng, thực tế này vô cùng bất lợi. Do đó, theo giới nghiên cứu, giá bất động sản sẽ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ và độ chấp nhận của thị trường.

Dù vậy, thị trường bất động sản vẫn được đánh giá là có nhiều triển vọng nhờ khả năng thu hút giới đầu tư và tín hiệu lạc quan của kinh tế vĩ mô, đầu tư công và nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất lớn.

Cung giảm, cầu cao, giá tăng, thanh khoản thấp, đó là phông nền chung của thị trường bất động sản nửa đầu năm 2022. Trong nửa chặng đường còn lại, thị trường bất động sản liệu có thể phục hồi và khởi sắc như kỳ vọng?

Tổng Hợp