Mark Zuckerberg và con đường thâu tóm quyền lực của Facebook

Mark Zuckerberg quyết định kiểm soát toàn bộ Facebook sau hàng loạt khủng hoảng từ những năm trước.

Trong cuộc họp giao ban với các lãnh đạo Facebook ngày 27/1, Zuckerberg đã đưa ra chương trình nghị sự liên quan đến Covid-19. Thời điểm đó, năng lực đấu tranh chống tin giả, lừa đảo và thuyết âm mưu sẽ được kiểm nghiệm ở mức độ chưa từng có. Ông yêu cầu ban lãnh đạo lên kế hoạch phản ứng với đại dịch toàn cầu trong một tuần. Cuộc họp đã giúp Facebook có thời gian chuẩn bị đối phó Covid-19.

Với những người trong ngành tại thung lũng Silicon, Zuckerberg là một lãnh đạo với hai thái cực đối lập: tham gia sâu rộng trong một số mảng ông quan tâm và gần như mặc kệ những lĩnh vực ông không thấy hấp dẫn.

Phong cách lãnh đạo này bắt đầu kết thúc từ 8/11/2016 khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Facebook gặp khủng hoảng khi Zuckerberg từng "vô tư" bác bỏ lo ngại về tin giả, nền tảng được dùng cho chiến dịch gián điệp, bê bối Cambridge Analytica... đã khiến ông chủ Facebook buộc phải siết chặt quản lý.

Zuckerberg thích chiến thuật hợp nhất quyền lực, thay thế nhà sáng lập Instagram và WhatsApp bằng những lãnh đạo trung thành, thay đổi 5 trong 9 thành viên ban lãnh đạo Facebook, đẩy công ty của Sheryl Sandber sang bên lề. Zuckerberg có nhiều cấp dưới tài năng. 

Zuckerberg tận dụng Covid-19 để thể hiện vai trò đứng đầu, dẫn dắt 50.000 nhân viên qua cơn khủng hoảng. Zuckerberg chứng tỏ công ty có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp nếu được bỏ qua quá khứ. Ông cùng với vợ của mình xây dựng quỹ từ thiện Chan Zuckerberg Initiative theo đuổi nỗ lực chữa và phòng chống bệnh dịch. 

Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg

Tuy nhiên, đại dịch cũng có thể phóng đại mọi yếu tố gây nguy hiểm của Facebook. Ví dụ như việc truyền đi những tin tức độc hại, vì vậy quyền kiểm soát toàn diện của Zuckerberg sẽ quyết định toàn bộ thành công hay thất bại trong cách phản ứng của Facebook.

Zuckerberg tham gia vào những dự án sản phẩm mới và quan trọng ra lệnh trực tiếp cho quản lý cấp giữa về những tính năng mà ông muốn. Zuckerberg ủy nhiệm cho cấp dưới trong những lĩnh vực ít thu hút ông, như bộ máy quảng cáo mang về doanh thủ 70 tỷ USD cho tập đoàn năm 2019. Zuckerberg phớt lờ những chính sách xoay quanh hình thức phát ngôn được cho phép. 

Ông giao việc này cho nhóm cộng sự tin cẩn gọi là "Mark Team" (M-Team), có thể tự quyết. Đứng đầu là Sandberg, người có kinh nghiệm quảng cáo, marketing, điều phối hoạt động, bảo đảm liên lạc và nhiều yếu tố khác.

Thế nhưng, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 cho Zuckerberg thấy mô hình này không còn hiệu quả, khi ông và Sandberg bị chỉ trích vì không theo sát tình hình, thậm chí bị cáo buộc cố tình phớt lờ các diễn biến. Zuckerberg dành nhiều thời gian hơn trong năm 2017 để đi vòng quanh nước Mỹ, nhưng hành động này không được ủng hộ, thậm chí còn gây thêm tin đồn rằng ông chủ Facebook định tranh cử tổng thống. Từ đó, Zuckerberg quyết tâm giành quyền kiểm soát toàn bộ Facebook - tập đoàn được ví như một siêu cường thế giới.

Ông bắt đầu thừa nhận sai lầm, nói rằng mình hành động chưa đủ để tập trung ngăn chặn sự lạm dụng, không có tầm nhìn và trách nhiệm. Sau đó, ông họp với quản lý dưới quyền để tập trung vào chính mình.

"Đã đến lúc tái tạo tôi cho thời chiến. Trước thời điểm này, tôi chỉ là một lãnh đạo thời bình. Đã đến lúc thay đổi. Lãnh đạo thời chiến nhanh nhạy, quyết đoán hơn, không bị tê liệt bởi nỗi sợ làm người khác tức giận", Zuckerberg nói và tuyên bố sẽ tự đưa ra nhiều quyết định hơn, dựa trên bản năng và tầm nhìn về công ty.

Ông chỉ đạo hệ sinh thái ứng dụng Instagram, Messenger, WhatsApp và Facebook phối hợp chặt chẽ hơn. Theo đó, Instagram cần điều chuyển lưu lượng người dùng về Facebook, WhatsApp cũng cần tích hợp vào dịch vụ của tập đoàn. 

Ông tham gia vào những cuộc họp của Sandberg nhiều hơn, nhiều nhân viên đã cảm nhận được sự chuyển dịch quyền lực giữa hai lãnh đạo tập đoàn. Zuckerberg bắt đầu cuộc nói chuyện ở Hội trường Gaston thuộc Đại học Georgetown, nơi nhiều quan chức và người nổi tiếng từng phát biểu.

Sau đó là đi diễn thuyết nhiều nơi ở châu Mỹ và châu Âu. Thậm chí còn  nhờ đến sự trợ giúp của cựu Phó thủ tướng Anh Nicholas Clegg tại châu Âu, nơi các chính phủ có quan hệ khá lạnh nhạt với Facebook.

Về phía Sandberg cũng công khai thể hiện vai trò của mình nhiều hơn, nhất là khi bà đang điều phối chương trình hỗ trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp nhỏ chịu ảnh hưởng từ Covid-19.

"Tôi nghĩ chúng tôi không dành quá nhiều thời gian lo lắng về hình ảnh. Vấn đề không phải cách mọi người nghĩ về cá nhân tôi hay Mark, mà là về công ty", Sandberg nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 2.

Theo một số nguồn tin thì Sandberg lo ngại bị đẩy ra rìa. Tuy nhiên COO Facebook phủ nhận và nói rằng cả hai vẫn có mối quan hệ tốt. 

Năm 2019, Facebook tham gia chiến dịch  vận động ở Washington, chi 16,7 triệu USD để tác động tới các quan chức, những người làm chính sách. Nhưng vấn đề không chỉ là tiền, vũ khí mạnh nhất của Facebook chính là sự ra mặt trực tiếp của CEO. 

Zuckerberg có những cuộc gặp mặt với cựu Tổng thống George Bush và những nhân vật có tầm ảnh hưởng thuộc phe bảo thủ, như nghị sĩ Lindsey Graham của South Carolina, dẫn chương trình Tucker Carlson của Fox News. Ông cũng vun đắp cho mối quan hệ giữa Zuckerberg và Jared Kushner, con rể của Trump.

Tháng 9/2019, tổng chưởng lý New York công bố sẽ tiến hành điều tra nhằm xác định liệu Facebook có vi phạm luật chống độc quyền. Một tuần sau, Zuckerberg bay tới Washington để gặp gỡ thành viên của cả hai đảng. CEO Facebook ăn tối với các nghị sĩ đảng dân chủ bao gồm cả những người từng phê phán Facebook. 

Zuckerberg lắng nghe chăm chú và khẳng định sẽ xử lý hàng loạt vấn đề của Facebook, từ sự can thiệp của nước ngoài vào quá trình bầu cử cho tới tiền điện tử. Hôm sau, ông gặp Tổng thống Trump lần đầu tiên.

Trump nhiều lần chỉ trích Facebook về hàng loạt vấn đề, nhưng lần này, ông mô tả qua các post trên mạng xã hội rằng cuộc gặp gỡ diễn ra "tốt đẹp". Một tháng sau, Zuckerberg được mời cùng một thành viên trong ban lãnh đạo là Peter Thiel tới bữa tối riêng ở Nhà Trắng.

Tuy nhiên trong nội bộ Facebook thì phong cách quản lý mới của Zuckerberg không nhận được ủng hộ. Cuối tháng 10/2019, CEO này công bố cách Facebook xử lý các phát ngôn chính trị trên nền tảng khiến nhiều người bất mãn. 

Zuckerberg nói mạng xã hội không nên phân định đúng sai đối với những gì chính trị gia nói trong các quảng cáo chính trị - kể cả nếu họ nói dối. Hơn 250 nhân viên khi đó đã ký vào đơn phản kháng rằng phát ngôn tự do và phát ngôn trả tiền là hoàn toàn khác nhau, và thông tin sai sự thật sẽ gây tổn hại.

Mới đây, khi Twitter gắn cảnh báo kiểm chứng thông tin trong một số bài đăng của Trump, Zuckerberg vẫn khẳng định mạng xã hội không nên làm trọng tài để phân biệt đúng sai và từ chối can thiệp. Không chỉ vậy, Facebook làm nổ ra chiến dịch #StopHateForProfit, khi hàng trăm nhãn hàng tuyên bố tẩy chay Facebook.

Tuần trước, Facebook tuyên bố: "Chúng tôi biết mình còn nhiều việc phải làm". Theo New York Times, đây là câu cửa miệng của lãnh đạo doanh nghiệp mỗi khi bị chỉ trích, đồng thời thể hiện thái độ phòng bị mà Facebook áp dụng từ cuộc bầu cử tổng năm 2016.

Facebook vẫn lấy nội dung để giải thích việc không thể chặn tin sai lệch, nhưng điều này lại cho thấy Facebook đang sở hữu những nền tảng quá lớn, dẫn đến khó kiểm soát.

Ngày 27/7, Mark Zuckerberg sẽ phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Nhiệm vụ của ông là chứng minh công ty không thâu tóm các nền tảng nhỏ để củng cố vị thế thống trị, bác bỏ quan điểm cần chia tách Facebook để dễ kiểm soát hơn.

Thanh Mai

Facebook sẽ gửi thông báo cho bạn biết ai đang chụp màn hình story hoặc tin nhắn message

Facebook sẽ gửi thông báo cho bạn biết ai đang chụp màn hình story hoặc tin nhắn message

Facebook được cho là đã cập nhật một tính năng mới cho phép người dùng phát hiện ai đó đang chụp màn hình story hay tin nhắn message.