Một ngày của cậu bé nhặt rác tại Ấn Độ

Sau khi tan học, Imradul Ali, 10 tuổi, vội vã về nhà thay đồng phục để có thể bắt đầu công việc nhặt rác ở vùng đông bắc xa xôi của Ấn Độ.

Được trang bị một túi vải, cậu bé đến một bãi rác ở khu ổ chuột Gauhati, thủ phủ của bang Assam.

Tại đây, cậu bé tìm kiếm chai nhựa, thủy tinh hoặc bất cứ thứ gì có thể tận dụng được, có thể tái chế hoặc bán. Xung quanhcậu bé là những con bò gặm cỏ trên những núi rác nằm dọc khu vực này.

2000(1).jpeg
Ali tại bãi rác ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ. Ảnh: AP

Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin gia đình Ali gồm bố, mẹ và anh trai cậu đều kiếm sống bằng việc nhặt rác.

Ali bắt đầu làm công việc này từ một năm trước để phụ giúp gia đình, đặc biệt là khi họ gặp khó khăn vì dịch COVID-19 từ năm ngoái.

2000-1-.jpeg

Gia đình Ali đã chật vật do Ấn Độ áp đặt lệnh phong tỏa trong nhiều tháng để tránh lây lan dịch COVID-19. Nhưng họ được hỗ trợ thực phẩm từ nhiều tổ chức từ thiện.

Ali nói rằng cậu không muốn dành cả cuộc đời của mình để làm điều này, nhưng không biết tương lai sẽ ra sao. “Tôi muốn tiếp tục đi học và muốn trở thành một người giàu có,” cậu bé nói.

Hiện tại Ali kiếm được 100 rupee (khoảng 32.000 Việt Nam đồng) mỗi ngày trong khi những thành viên trong gia đình cậu thường kiếm được 250 rupee mỗi người/ngày.

2000-2-.jpeg
Ali mặc một chiếc áo sơ mi khi mẹ  là Anuwara Beghum, 30 tuổi, đổ dầu gội lên đầu khi cậu chuẩn bị đi học, trong căn phòng thuê của họ ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ. Ảnh: AP
2000-3-.jpeg
Imradul Ali, thứ hai từ trái sang, học cùng các học sinh khác tại một trường học gần bãi rác ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ, Ảnh AP
2000-4-.jpeg
Cậu  đi một đôi giày nhặt được từ bãi rác trước khi đến trường từ căn phòng thuê ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ. Ảnh AP

Nhặt rác là công việc bẩn và nguy hiểm. Mặc dù không có con số chính xác, nhưng các nhóm cứu trợ cho biết khoảng 4 triệu người ở Ấn Độ làm nghề nhặt rác.

Đây thực sự là hệ thống tái chế chính trong nước, nhưng công việc này không thân thiện với môi trường. Những người làm điều đó có ít quyền lợi và hàng ngày phải tiếp xúc với chất độc chết người.

Cuộc điều tra dân số của Ấn Độ vào năm 2011 cho biết tổng số lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 14, bao gồm cả những người nhặt rác, vào khoảng 10 triệu người.

Thadeus Kujur, người điều hành nhóm từ thiện Snehalaya, cho biết luôn cảm thấy buồn khi thấy trẻ em thu gom phế liệu thay vì đến trường.

Nhóm của ông điều hành năm cơ sở chăm sóc trẻ em, chăm sóc 185 trẻ em trai và gái, và đã giúp đỡ 20.000 trẻ em trong hơn bảy năm. Ông nói: “Chúng tôi thực hiện các chương trình động viên để các bậc cha mẹ nghèo nhận ra giá trị của giáo dục trước khi đưa con cái họ vào trường học."

2000-5-.jpeg
Imradul Ali ở giữa, chơi khi tìm vật liệu có thể tái chế tại một bãi rác. Ảnh: AP

Theo một phân tích mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nhi đồng LHQ, ước tính cứ sáu trẻ em, tương đương 356 triệu trẻ em trên toàn cầu, có một trẻ em sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói trước khi đại dịch bắt đầu - và con số này dự kiến ​​sẽ còn tồi tệ hơn đáng kể.

Cha của Ali muốn con trai mình tiếp tục đi học, hy vọng cậu sẽ mở cửa hàng riêng hoặc nhận được một công việc khi lớn lên.

Về phần Ali, cậu muốn lái một chiếc ô tô và mong muốn sở hữu một chiếc trong tương lai. “Tôi muốn đồ ăn ngon và quần áo,” Ali nói.

2000-6-.jpeg
Ali cầu nguyện với những người khác trong lớp học ở một trường học gần bãi rác ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ. Ảnh: AP
2000-7-.jpeg
Imradul Ali, (phải), và bạn bè của mình đến trường học. Ảnh: AP
2000-8-.jpeg
Cả gia đình Ali sống trong căn phòng thuê tại ngoại ô Gauhati. Ảnh: AP
2000-9-.jpeg
Ali tìm kiếm vật liệu có thể tái chế tại một bãi rác. Ảnh: AP
2000-10-.jpeg
2000-11-.jpeg
Ali quay trở về nhà sau khi nhặt rác ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ. Ảnh: AP
2000-13-.jpeg
Ali làm bài tập khi mẹ nấu ăn. Ảnh: AP
2000-12-.jpeg
Cậu chơi cũng những chú gà con ở nhà mà cậu tìm thấy tại một bãi rác. Ảnh: AP
2000-14-.jpeg
Ali  nói chuyện với mẹ Anuwara Beghum, 30 tuổi, tại phòng thuê của mình sau khi trở về nhà. Ảnh: AP
2000-15-.jpeg
Những đồ vật Ali thu thập được ở bãi rác được cho vào chiếc bị vải em luôn mang theo. Ảnh: AP
2000-16-.jpeg
Cha của Ali mong muốn cậu bé được tiếp tục đến trường và khi trưởng thành có thể mở một cửa hàng hoặc làm viên chức để chấm dứt những khó khăn họ đang chịu đựng. Ảnh: AP
2000-17-.jpeg
Cậu bé thổi quả bóng bay nhặt được tại bãi rác. Ảnh: AP
2000-18-.jpeg
Ali chia sẻ em không muốn dành cả đời làm người nhặt rác. Ali nói: “Cháu muốn tiếp tục được đến trường và trở thành người giàu có”. Ảnh: AP
2000-19-.jpeg
Ali bên trái và mẹ Anuwara Beghum, 30 tuổi, đến tìm vật liệu có thể tái chế tại một bãi rác. Ảnh: AP
2000-20-.jpeg

NGỌC CHÂU