Đối với ông Trump, việc Microsoft tiếp quản TikTok sẽ giúp giảm bớt nỗi ám ảnh của ông và bộ sậu về sự trỗi dậy của TikTok: dữ liệu phát sinh ra trong ứng dụng được gửi đến Trung Quốc, nơi chúng được phân tích từ đất nước này. Tất nhiên, ByteDance phủ nhận điều đó.
Theo treng News Cientist, trong một bài đăng trên blog, Microsoft cho biết họ đang đàm phán để giành quyền kiểm soát TikTok tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand và cuộc thảo luận giữa hai bên dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 15/9.
TikTok đã bị Tổng thống Trump đưa vào tầm ngắm từ nhiều tháng qua giữa tình hình căng thẳng về địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc; và chiến dịch bầu cử của ông Trump đã chi ra hàng nghìn USD cho các quảng cáo Facebook nhằm tiếp cận hàng triệu cử tri trong hai tuần qua với thông điệp TikTok đang theo dõi người dùng tại Mỹ.
Thông điệp đó có lẽ không chính xác, theo các nhà nghiên cứu bảo mật, bởi vì dữ liệu TikTok thu thập không khác nhiều so với các nền tảng mạng xã hội tại Mỹ. Bản thân TikTok cũng khẳng định rằng họ chưa bao giờ nhận được bất kỳ yêu cầu nào để cấp quyền truy cập dữ liệu từ chính phủ Trung Quốc và nếu có, họ sẽ từ chối.
Động cơ của ông Trump trong việc triệt hạ TikTok dường như xuất phát từ vị thế ngày một đi xuống của nước Mỹ trong các dịch vụ chủ chốt trên internet. "Đây là ứng dụng đầu tiên cho người Mỹ có độ phổ biến rất cao nhưng không phải do người Mỹ tạo ra" - Matthew Brennan, một nhà phân tích công nghệ tại Trung Quốc nói. "Tôi nghĩ người châu Âu có cái nhìn thiện cảm hơn đối với tình huống đó, trong khi đối với người Mỹ thì đây là lần đầu tiên họ đối mặt với vấn đề. Họ đang gặp khó khăn trong việc xử lý tình huống".
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có cái nhìn tiêu cực về công nghệ Trung Quốc. Trước đó vào ngày 29/6, Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm cả TikTok, trong khi các chính trị gia ở Anh và Úc đang kêu gọi lệnh cấm TikTok ở nước họ.
Đồng thời, nhiều báo cáo cho biết TikTok đang chuyển trụ sở chính toàn cầu của mình sang London và điều đó có thể khiến Anh rơi vào một cuộc xung đột với Mỹ.
Brennan lo ngại rằng những lệnh cấm như vậy có thể tăng cường sự thống trị của Mỹ trong thế giới kỹ thuật số. "Nếu TikTok bị cấm, hoặc thậm chí nếu đó là một vụ mua bán bắt buộc, nó sẽ tạo tiền lệ cho những thứ như thế này." Sự đổi mới trong tương lai bên ngoài Thung lũng Silicon có thể bị cản trở, vì sợ các công ty thành công sẽ phải bán hết hoặc bị cấm khi chúng trở nên quá phổ biến, ông nói.
Nhưng lệnh cấm đối với TikTok cũng có thể gây tác dụng ngược. Ở thời điểm hiện tại, các dịch vụ được sử dụng rộng rãi nhất, như Google, Facebook và Amazon, thuộc sở hữu của Mỹ và và chúng có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu kết nối internet vượt qua biên giới. Nếu các quốc gia tìm cách tạo ra nội địa của riêng mình phiên bản của những dịch vụ đó, sự thống trị toàn cầu của Mỹ có nguy cơ suy giảm nhanh hơn.
Theo bản tin đặc biệt của Reuters hôm 3/8, Tổng thống Trump nói ông đã đồng ý cho ByteDance và Microsoft 45 ngày để hoàn tất thương vụ. Bên cạnh đó, “đại gia” công nghệ Mỹ cam kết bổ sung các biện pháp bảo mật an toàn về quyền riêng tư và kỹ thuật số, đặc biệt đảm bảo tất cả dữ liệu của người dùng Mỹ được quản lý tại Mỹ và bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi các máy chủ bên ngoài quốc gia này. Theo CNBC, việc mua lại một phần của TikTok có thể làm phức tạp mối quan hệ của Microsoft với tập đoàn truyền thông xã hội Facebook, nơi xem ByteDance là đối thủ cạnh tranh. Gần đây giới chức Mỹ liên tục tỏ ra quan ngại về khả năng TikTok bị chính quyền Trung Quốc sử dụng cho mục đích bất chính, mặc dù công ty này phủ nhận bất cứ mối liên hệ nào với Bắc Kinh. TikTok từ chối bình luận về chỉ trích của các quan chức chính quyền Trump. Trong một thông báo chính thức, người phát ngôn của mạng xã hội này nói: “Chúng tôi tin tưởng về thành công lâu dài của TikTok. Hàng trăm triệu người tìm đến TikTok để giải trí và kết nối, bao gồm cả cộng đồng những người sáng tạo và nghệ sĩ, những người đã tìm được kế sinh nhai trên nền tảng của chúng tôi”. |