Nga bất ngờ hưởng lợi khi Pháp tuột mất ‘kho báu vô giá’ từ Niger

Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) cho rằng, mất kho báu uranium từ Niger, Pháp đang “đứng trên bờ vực thảm họa”.

‘Kho báu vô giá’ của Niger

Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA) cho biết, Niger là nước sản xuất uranium lớn thứ 7 thế giới. Kim loại phóng xạ này là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi nhất để sản xuất năng lượng hạt nhân. Nó cũng được sử dụng để điều trị ung thư, chế tạo động cơ đẩy dành cho các phương tiện hải quân và cả vũ khí hạt nhân.

Niger là quốc gia có quặng urainum cấp cao nhất ở châu Phi. Theo WNA, nước này đã sản xuất 2.020 tấn uranium vào năm 2022, chiếm khoảng 5% sản lượng khai thác của thế giới. Hai năm trước đó, sản lượng uranium của Niger thậm chí còn cao hơn, lên tới 2.991 tấn.

Niger có một mỏ khai thác lớn ở phía bắc do tập đoàn Orano (Pháp) vận hành, một mỏ đã đóng cửa vào năm 2021 và một mỏ đang trong giai đoạn phát triển.

Niger là nước sản xuất uranium lớn thứ 7 thế giới.
Niger là nước sản xuất uranium lớn thứ 7 thế giới.

Mỏ Arlit: Gồm một số điểm khai thác lộ thiên gần thành phố Arlit, tây bắc Niger. Hiện mỏ này đang được điều hành bởi Somair – liên doanh giữa Orano và công ty nhà nước Sopamin của Niger.

Mỏ Akouta: Đây là mỏ khai thác dưới lòng đất gần Akokan, phía tây nam mỏ Arlit. Mỏ Akouta đã khai thác được 75.000 tấn uranium từ năm 1978 cho tới tháng 3/2021, sau đó phải đóng cửa do cạn kiệt trữ lượng quặng.

Khi còn hoạt động, mỏ Akouta thuộc sở hữu của Cominak – liên doanh giữa Orano (59% cổ phần), Sopamin (31% cổ phần) và công ty nhà nước Enusa của Tây Ban Nha (10% cổ phần).

Mỏ Imouraren: Mỏ này nằm cách mỏ Arlit khoảng 50 dặm về phía nam và là một trong những mỏ có trữ lượng quặng uranium lớn nhất thế giới. Giấy phép khai thác mỏ Imouraren đã được cấp vào năm 2009 nhưng công tác khai thác mỏ đã tạm ngưng vào năm 2014 để chờ giá uranium được cải thiện.

Niger ngừng bán uranium: Tình hình thế giới biến đổi ra sao?

Cách đây vài ngày, sau chuỗi tình hình biến động, chính quyền mới ở Niger đã ra lệnh cấm xuất khẩu uranium và vàng sang Pháp từ ngày 30/7. Động thái này đã làm dấy lên những lo ngại về hoạt động khai thác uranium của tập đoàn Orano. Nhiều câu hỏi được đặt ra như "Liệu Pháp có phụ thuộc vào uranium của Niger hay không?", "Ngành công nghiệp hạt nhân của Pháp có bị đe dọa?".

Theo hãng thông tấn AFP, 70% lượng điện của Pháp đang đến từ các nhà máy điện hạt nhân (nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác). Pháp cũng là nước xuất khẩu ròng năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới, thu về hơn 3 tỷ euro mỗi năm.

Niger đã duy trì thị phần từ 4-6% trong thị trường uranium toàn cầu suốt thập kỷ qua. Mặc dù có thị phần khiêm tốn nhưng theo Cơ quan năng lượng hạt nhân của OECD (NEA), Niger đã cung cấp cho Pháp khoảng 18% sản lượng uranium của nước này trong giai đoạn 2005-2020.

Các nhà cung cấp uranium lớn nhất của Pháp là Kazakhstan và Australia (lượng cung lần lượt là 20% và 19%), trong khi nguồn cung từ Uzbekistan sang Pháp đã tăng lên trong những năm gần đây.

Theo AFP, việc duy trì các nguồn cung đa dạng này là nền tảng trong chiến lược an ninh năng lượng Électricité de France (EDF) của Pháp, được thiết lập để bảo vệ nước Pháp trước các cú sốc lớn trên thị trường, ví dụ như lệnh cấm xuất khẩu uranium bất ngờ của Niger.

Quyết định cấm xuất khẩu uranium của Niger có thể tác động tới những chính sách của EU đối với Nga trong thời gian tới.
Quyết định cấm xuất khẩu uranium của Niger có thể tác động tới những chính sách của EU đối với Nga trong thời gian tới.

Euratom (Cơ quan hạt nhân của EU) – nơi tiếp nhận ¼ sản lượng uranium từ Niger – cũng cho biết họ không lo lắng về lệnh cấm mới đối với ngành sản xuất điện hạt nhân. Ủy ban châu Âu cho biết khối này "có đủ uranium dự trữ để giảm thiểu mọi rủi ro cung cấp trong ngắn hạn".

Trong khi đó, bình luận về chủ đề này, hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) cho rằng, mất kho báu uranium từ Niger, Pháp đang "đứng trên bờ vực thảm họa".

Theo RIA, Pháp là quốc gia hạt nhân lớn nhất châu Âu và ở nhiều khía cạnh, quyền bá chủ về điện hạt nhân của Pháp được củng cố nhờ nhập khẩu liên tục uranium từ Niger.

Trái với thông tin của AFP, RIA dẫn dữ liệu mở từ Cơ quan quốc tế (OEC) cho biết, tính đến cuối năm 2021, Pháp hàng năm đều mua uranium và thorium từ bên ngoài, với Niger là nhà cung cấp chính.

Lượng uranium từ Niger đã mang tới hơn một nửa sản lượng điện cho Pháp. Theo RIA, đây cũng là lý do lệnh cấm xuất khẩu uranium từ Niger có thể đe dọa nền tảng an ninh quốc gia của Pháp và rộng hơn là toàn Liên minh châu Âu (EU).

Ở khía cạnh khác, một số chuyên gia cho rằng lệnh cấm bán uranium từ Niger có thể mang tới những lợi ích nhất định cho Nga.

Theo tờ Lenta.ru, quyết định của Niger có thể tác động tới những chính sách của EU đối với Nga trong thời gian tới. Trong khi EU đang cố gắng giảm đáng kể nguồn cung cấp than, khí đốt và dầu của Nga thì tình hình đối với năng lượng hạt nhân phức tạp hơn: Việc đưa ra các hạn chế trong lĩnh vực này vấp phải sự phản đối mạnh từ một số nước châu Âu.

Những gì diễn ra ở Niger đã khiến giá uranium tăng nhẹ. Các chuyên gia dự đoán xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục.

Tờ Bloomberg (Mỹ) nhận định, những biến động ở Niger sẽ đóng vai trò là chất xúc tác để Nga – Niger phát triển quan hệ, từ đó làm tăng sự phụ thuộc của phương Tây vào Nga.

"Nếu Niger nằm trong quỹ đạo của Nga thì thế giới sẽ càng phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng hạt nhân của Moscow" – Bloomberg nhận định.

Nga là nhà sản xuất uranium thứ 6 trên thế giới nhưng lợi thế của Moscow nằm ở khâu xử lý nguyên liệu (thay vì trữ lượng quặng), cụ thể là chuyển đổi khoáng chất thành dạng phù hợp cho các nhà máy điện hạt nhân.

Hiện nay, Nga đang chiếm 45% thị trường uranium tái chế trên thế giới. 1/3 nguyên liệu thô do Mỹ cung cấp, và các công ty năng lượng của Mỹ đang tích cực sử dụng uranium của Nga

Vy Lam

Cổ phiếu ngành du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc tăng nhờ triển vọng của du khách Trung Quốc

Cổ phiếu ngành du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc tăng nhờ triển vọng của du khách Trung Quốc

Sự lạc quan về việc Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại cho các tour du lịch theo nhóm đến Nhật Bản và Hàn Quốc đã gây ra làn sóng mua vào hôm nay (10/8) đối với các cổ phiếu bán lẻ, mỹ phẩm và du lịch ở Tokyo và Seoul.