Theo VOV, toàn tỉnh Bến Tre đang có hơn 7.200 ha bưởi da xanh , trong đó, 4.800 ha đang cho trái, sản lượng 57.000 tấn trái/ năm, dẫn đầu vùng ĐBSCL.
Hiện bưởi da xanh vừa phải chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh corona vừa chịu tác động từ tình trạng nước ngập mặn khiến đầu ra khó khăn hơn gấp đôi.
Theo đó, giá bưởi da xanh loại tốt chỉ ở mức giá 25.000 đồng/kg, loại 2-3 còn giá từ 10.000 đồng- 20.000 đồng/kg, giảm 50% so cùng kỳ năm ngoái, thậm chí nhiều vườn bưởi không có thương lái đến thu mua.
Dựa trên số liệu thống kê chưa đầy đủ của ngành chức năng, toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 1.000 tấn bưởi da xanh đang chờ thu hoạch. Đầu ra gặp khó khăn, tình trạng ngập mặn khiến sản lượng và chất lượng bưởi giảm sút.
Bưởi da xanh ở Bến Tre đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt. Ảnh: VOV |
Tại nhiều địa phương độ mặn 3/1000 đã bao bọc trên các sông lớn. Riêng kệnh mương thuỷ lợi nhiễm mặn hơn 1/1000. Nhờ nhiên hệ thống đập ngăn ngập mặn nên các nhà vườn đỡ phải bị thiệt hại. Tuy nhiên, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước.
Trước tình trạng ngập mặn xâm lấn, chính quyền và nông dân trồng bưởi xa xanh đang áp dụng các biện pháp đối phó với hạn, mặn để cứu nguy cho vườn bưởi.
Ông Đào Văn Minh, nông dân trồng bưởi da xanh ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết, kinh nghiệm để ứng phó với hạn mặn là khi nước mặn lên, nông dân có người nhờ có đê bao giữ, trữ nước, có người áp dụng biện pháp dùng đồng hồ đo độ mặn, canh mức độ cây bưởi chịu đến đâu sẽ tưới nước. Độ mặn lên cao quá sẽ ngừng tưới.
“Cây bưởi lúc này đừng để nhiều trái trên cây và vận dụng linh hoạt theo thời gian. Nếu trái nào chín người trồng nên để lại, nếu trái còn nhỏ mà nước mặn lên cao nên hái bỏ đi”, ông Minh chia sẻ.
Mới đây, chính quyền Trung Quốc thông tin về việc kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, trước mắt là tới cuối tháng 2/2020 đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc xuất khẩu các loại nông sản như thanh long, dưa hấu. Tình trạng ùn ứ nông sản sẽ còn tiếp tục kéo dài.