Ngôi làng tiến sĩ ở ngoại thành Hà Nội gây ấn tượng với CNN

Đông Ngạc, làng tiến sĩ, dường như vẫn giữ được những bản sắc xưa và là điểm thu hút với khách du lịch

Nằm tách biệt khỏi những tụ điểm du lịch, Đông Ngạc, “ngôi làng của các học giả” - như cách gọi của CNN, dường như vẫn không đổi thay qua hàng thế kỷ.

Trong vòng 20 năm qua, thủ đô Hà Nội đã được mở rộng và hiện đại hóa một cách nhanh chóng, nhiều làng cổ đã bị xóa bỏ hay tu sửa đến mức đánh mất những bản sắc vốn có.

Nhưng tại đây thì không, và đó là phần khiến ngôi làng Đông Ngạc trở nên hấp dẫn với khách du lịch

Ngôi chùa linh thiêng

Những chiếc cổng đá đánh dấu diện tích khuôn viên, những ngôi nhà Pháp-Việt bào mòn theo thời gian nằm trải dài trên những con đường hẹp, gương mặt những người gánh hàng rong lấp ló bên dưới chiếc nón lá và bọn trẻ vui chơi bên ngoài ngôi chùa từ thế kỷ 17, chùa Tự Khánh.

Trải rộng hơn 3 hecta, chùa Tự Khánh được phủ lấp bởi những mẩu vườn, sân chùa rợp bóng, những gian chùa thiết kế cầu kỳ và trang nghiêm.

Những chiếc mái được thiết kế cầu kỳ (Ảnh:CNN).
Những chiếc mái được thiết kế cầu kỳ (Ảnh:CNN).

Hầu hết các công trình nơi đây được tạo dựng từ gỗ lim, với những chiếc mái hiên được chạm khắc cầu kỳ nằm bên dưới chiếc mái cong được phủ bởi những viên gạch đất nung.

Một trong những di tích đầu tiên bạn bắt gặp khi vào khuôn viên rộng lớn của chùa là hình ảnh một con hạc đứng trên lưng một con rùa.

Hình tượng con rùa được người dân Hà Nội tôn kính trong nhiều thế kỷ. Theo truyền thuyết dân gian, loài rùa là biểu tượng cho sự trường tồn và được xem như một biểu tượng của sự thắng lợi của Việt Nam qua bao cuộc đấu tranh giành độc lập

Rùa cõng hạc là một trong 50 di tích bằng đá và kim loại trải khắp chùa Tự Khánh được xây dựng từ những năm 1650. Trong số đó có 3 chiếc chuông lớn bằng đồng được đúc vào đầu thế kỷ 19 và một chiếc tháp đá dành riêng cho các đức Phật và học giả sinh ra tại Đông Ngạc.

Lịch sử học tập xuất sắc

Ngôi làng chỉ có khoảng 1000 người dân. Tuy nhiên, đây từng là nơi sinh ra nhiều học giả với các thành tích học tập xuất sắc ở Việt Nam. Trong số đó có danh nhân phong trào Đông Kinh nghĩa thục Hoàng Tăng Bí, hay phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm.

"Ngôi làng của học giả" vẫn bảo tồn được những kiến trúc xưa (Ảnh:CNN)

Đông Ngạc có truyền thông khoa cử từ thời nhà Lê (1428-1788).

Truyền thống văn học của làng còn được tôn vinh qua kiến trúc khi các biểu tượng về sách được chạm khắc trên các cổng làng cổ ở cuối các thôn.

Cho tới ngày nay, các gia đình nơi đây vẫn thi đua gắt gao trong việc học hành.

Trải rộng khắp các thôn này là gần 100 ngôi nhà, với ngôi cổ nhất được xây dựng từ đầu những năm 1600. Sự cầu kỳ trong đường nét chạm khắc trên đá và gỗ thu hút mỗi người đi qua, rồi cả những nụ cười và những cái vẫy tay mời chào từ những hàng rong ven đường với những cốc trà sen và chiếc bánh giò nóng hổi.

Đình Đông Ngạc - trung tâm của ngôi làng

Gần 400 năm, nơi đây là địa điểm tổ chức của nhiều sự kiện và được dùng như một nơi để thờ cúng. Được xây dựng từ nửa đầu những năm 1600, nơi đây được thiết kế để nhìn từ trên cao như một chiếc đầu rồng. Sảnh thờ bằng gỗ lim được xem như chiếc sọ rồng với cổng chính là mũi và hai chiếc giếng nước như hai đôi mắt.

Đình Đông Ngạc
Đình Đông Ngạc

Hội trường trung tâm là một bộ sưu tập tự hào của nghệ thuật thời Lê với chủ đề nông nghiệp Việt Nam, buôn bán, câu cá, nghệ thuật và cả văn học.

Mỗi ngày, người dân Đông Ngạc quỳ nơi đây không chỉ để cầu Phật và còn để nhớ về các học giả đã gây dựng danh tiếng vẻ vang của Đông Ngạc.

TM (theo CNN)

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo: 'Vì tôi vẩn vơ, mà trong sương mù, lại có cái gì đó!'

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo: 'Vì tôi vẩn vơ, mà trong sương mù, lại có cái gì đó!'

Hà Nội hiện lên qua tháng năm trong ảnh của Hữu Bảo đúng như bản chất của sự biến chuyển trong một đô thị luôn vận động và thay đổi.