Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo: 'Vì tôi vẩn vơ, mà trong sương mù, lại có cái gì đó!'

Hà Nội hiện lên qua tháng năm trong ảnh của Hữu Bảo đúng như bản chất của sự biến chuyển trong một đô thị luôn vận động và thay đổi. Câu chuyện dưới đây với nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo để phần nào hiểu về tình yêu Hà Nội của anh – một người sống sinh ra ở Hà Nội, và chết đi, sẽ vẫn ở Hà Nội như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã viết. Và Hà Nội, vẫn là một Hà Nội dấu yêu!

Là người lưu giữ được khá nhiều bức ảnh chân thực về Hà Nội qua từng thời kỳ, vậy, theo anh, bản chất của phố cổ Hà Nội?

Trong cuốn sách ảnh “Hà Nội dấu yêu” tôi cũng đã đặt ra câu hỏi này, có hay không, phố cổ Hà Nội? Hay chỉ là phố cũ, trong phố cũ, có một số nhà Cổ. Cũ, đi liền với nát. Cổ, đi liền với kính. Tôi gọi kiến trúc Hà Nội cũ, là kiến trúc Thuần Việt, chỉ hơn cái túp lều cao cấp. Vì chính cái lúc mùa màng nông nhàn, những người thợ thủ công làng nghề từ các miền quê mang nghề thủ công của mình ra Hà Nội để phục vụ cho “THÀNH” là chính. Vì có “THÀNH” thì mới có “THỊ”. Hà Nội có THÀNH trước, THỊ sau.

 
Tôi gọi kiến trúc Hà Nội cũ, là kiến trúc Thuần Việt, chỉ hơn cái túp lều cao cấp. Ảnh: Nguyễn Hữu Bảo
Tôi gọi kiến trúc Hà Nội cũ, là kiến trúc Thuần Việt, chỉ hơn cái túp lều cao cấp. Ảnh: Nguyễn Hữu Bảo

Khi đời sống cao lên, với ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, dần dần tiến lên một đời sống mới, tụ tập buôn có bạn, bán có phường. Các phố Hàng ở Hà Nội đều có đình đền thờ ông Thành Hoàng biểu tượng của làng nghề gốc của họ, và dần dần các nhà ở của tiểu thương có tiền đã khác với “các túp lều” trên các gò đầm của nông dân tạm bợ” khi xưa, các ngôi nhà của người giàu theo phong cách “hình ống” đã xuất hiện.

Cũ, đi liền với nát. Cổ, đi liền với kính. (Phố Hàng Giầy - Ảnh: Hữu Bảo)
Cũ, đi liền với nát. Cổ, đi liền với kính. (Phố Hàng Giầy - Ảnh: Hữu Bảo)

Có thể những lời nói của tôi chưa chính xác, những đây là những gì tôi tìm hiểu được. Khi vào vụ mùa, những người nông dân mang sản phẩm ra buôn bán ở Hà Nội lại rút về quê, họ có thể để lại một phận trong bộ phận gia đình của mình ở lại thành thị. Chính vì vậy mà hình thành nên lớp thị dân đầu tiên của Thăng Long, có nền tảng gốc là nông dân.

Nói thật, chứ xem bức ảnh của Pháp chụp toàn bộ Hoàng Thành thế kỷ 19 còn thấy toàn nhà đất, đường đi tới các cửa thành trừ đường vua đi còn đâu toàn đường rất nhỏ, hoặc như các cổng thành Hà Nội, rất thấp bé, chủ yếu chỉ để kiệu vua che lọng đi qua vừa đủ chứ cũng chẳng phải hoành tráng lộng lẫy gì.

Ngôi nhà 47 Hàng Bạc được coi là ngôi nhà cổ nhất còn lại trên khu 36 phố phường. Ảnh: Hữu Bảo
Ngôi nhà 47 Hàng Bạc được coi là ngôi nhà cổ nhất còn lại trên khu 36 phố phường. Ảnh: Hữu Bảo

Chính vì vậy, tôi nghĩ, gọi Hà Nội là phố cổ e là có hơi thiên vị, chính xác là phố cũ Hà Nội có vài ngôi nhà cổ. Và điểm nhấn chính là những ngôi nhà mang kiến trúc Pháp còn sót lại. Tuy nhiên, một bài toán khó tới tận bây giờ, chính là sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và điều kiện sống. Nếu các bạn đi sâu vào chủ đề này, theo tôi, nó mới chính xác là điều cần phải giải quyết.   

Đó là thứ tình yêu mê muội, cảm động, mù quáng, đôi khi hoảng loạn, quẫn trí. Đó là tình yêu của những con hà bám vào thành tàu” (Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp) - (Ở phố Lương ngọc Quyến. Ảnh: Hữu Bảo)
Đó là thứ tình yêu mê muội, cảm động, mù quáng, đôi khi hoảng loạn, quẫn trí. Đó là tình yêu của những con hà bám vào thành tàu” (Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp) - (Ở phố Lương ngọc Quyến. Ảnh: Hữu Bảo)

Vậy đúng là “nhà cổ Hà Nội, bỏ thì thương, vương thì tội”?

Sống trong phố cổ, là sống trong một không gian sống vô cùng hạn chế về không khí và hạn chế về tư duy. Điều này là một cái giá phải trả khi chúng ta không ý thức được vấn đề môi trường sống của khu phố cổ. Các thế hệ sống chung trong một không gian chật hẹp, là sự bế tắc, mỗi gia đình đều tìm cách thoát ra. Nó đẩy ra một đời sống vỉa hè.

Vỉa hè thậm chí không chỉ là nơi kiếm kế sinh nhai, mà còn là nơi người ra xả ra những gì u uất trong lòng, ở vỉa hè, người ta được thấy nhiều chuyển động, hoạt động, có giao lưu, có buôn bán, có trao đổi, nó không bị bó hẹp như gian nhà nhỏ mà họ ở phía trong chật hẹp, tối tăm và thiếu thốn tiện nghi. Sự bất an mơ hồ luôn rình rập, và sống ở khu phố cổ, mới thấy sự chịu đựng của họ là phi thường.

Khi là một người không việc gì phải sống gấp, nhìn sự vật sự việc một cách lướt qua, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn có chiều sâu bên trong.
Khi là một người không việc gì phải sống gấp, nhìn sự vật sự việc một cách lướt qua, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn có chiều sâu bên trong.

 Phải chăng vì thế mà anh có nói: “Vẽ người Hà Nội hôm nay đã khó, nhưng chụp ảnh người Hà Nội còn khó hơn”?

- Chiến tranh kết thúc 40 năm nay, nhưng gương mặt người Hà Nội còn đọng lại hàng ngày, hàng  giờ, vẫn là những gương mặt lo toan, bất an của thời chiến. Và thi thoảng, tôi hay bắt gặp câu hỏi: “Cháu có phải cười không?”. Cười - hình như đã trở thành một tiêu chí, một sự thể hiện niềm vui mà người ta cần phải “diễn”. Rồi sau người ta lại trở lại với các trạng thái mang tính bất an.

- Vậy đằng sau những vẻ đẹp của sự hoài cổ, cũ kỹ, đời sống thị dân ở những khu phố này cần được chú ý hơn cả phải không thưa anh?

- Chúng tôi, những người dân phố cổ, không có khái niệm hoài cổ. Nhu cầu sống khiến chúng tôi buộc lòng phải cải tạo, không thể bảo thủ giữ khư khư ngôi nhà của mình. Chiến lược bảo tồn có, nhưng không có chiến thuật. Ví dụ phương pháp di dân để rút bớt mật độ dân số phố cổ, nhưng bao năm nay không làm được. Hay một Hà Nội mới phía bên kia sông, tại sao không chứ?

Sống trong phố cổ, là sống trong một không gian sống vô cùng hạn chế về không khí và hạn chế về tư duy. Điều này là một cái giá phải trả khi chúng ta không ý thức được vấn đề môi trường sống của khu phố cổ. 
Sống trong phố cổ, là sống trong một không gian sống vô cùng hạn chế về không khí và hạn chế về tư duy. Điều này là một cái giá phải trả khi chúng ta không ý thức được vấn đề môi trường sống của khu phố cổ. 

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã viết trong lời giới thiệu cuốn sách “Hà Nội dấu yêu” của anh có viết về tình yêu Hà Nội như sau:"Đó là thứ tình yêu mê muội, cảm động, mù quáng, đôi khi hoảng loạn, quẫn trí. Đó là tình yêu của những con hà bám vào thành tàu”, còn anh thì sao?

Tôi yêu Hà Nội, và ghi lại những khoảnh khắc của Hà Nội diễn ra trước mắt tôi. Cuộc sống luôn tiếp diễn. Câu chuyện trong ảnh của tôi luôn có sự tương phản một cách chân thực. Tôi buông từ lâu rồi. Cho nên, khi là một người không việc gì phải sống gấp, nhìn sự vật sự việc một cách lướt qua, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn có chiều sâu bên trong.

Tác giả, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo: Tôi yêu Hà Nội, và ghi lại những khoảnh khắc của Hà Nội diễn ra trước mắt tôi.
Tác giả, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo: Tôi yêu Hà Nội, và ghi lại những khoảnh khắc của Hà Nội diễn ra trước mắt tôi.

Tôi không chụp ào ào, mỗi lần giơ máy lên là nháy hàng trăm bức ảnh trong mấy phút. Không thế. Hà Nội luôn đầy ắp chất liệu, nhất là giai đoạn này, vì nó luôn chứa sự giao thời giữa cái mới và cái cũ, cái bảo thủ và cái văn minh thể hiện ngay trong đời sống thường ngày.

Cổ hay cũ, Hà Nội vẫn dấu yêu trong ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo
Cổ hay cũ, Hà Nội vẫn dấu yêu trong ảnh của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo
Hà Nội luôn đầy ắp chất liệu, nhất là giai đoạn này, vì nó luôn chứa sự giao thời giữa cái mới và cái cũ, cái bảo thủ và cái văn minh thể hiện ngay trong đời sống thường ngày. Ảnh: Hữu Bảo
Hà Nội luôn đầy ắp chất liệu, nhất là giai đoạn này, vì nó luôn chứa sự giao thời giữa cái mới và cái cũ, cái bảo thủ và cái văn minh thể hiện ngay trong đời sống thường ngày. Ảnh: Hữu Bảo

Tôi không xếp ảnh tôi vào một dạng nghệ thuật, mà là ảnh đường phố có nét nghệ thuật. Ánh sáng, bố cục là phương tiện để có một bức ảnh cảm xúc. Mà giờ đi đâu tôi cũng ít cầm máy ảnh. Nhưng đôi khi chính cái sự buông đó lại giúp tôi được nhiều thứ. Vì tôi vẩn vơ, mà trong sương mù, lại có cái gì đó! 

Xin chân thành cảm ơn anh.

CODET HANOI

 7 địa điểm đẹp như tranh thủy mạc hot nhất mùa thu 2019

7 địa điểm đẹp như tranh thủy mạc hot nhất mùa thu 2019

Ở Việt Nam cũng có vô vàn cảnh đẹp như mơ, phong cảnh hữu tình như mời gọi du khách, nhất là khi sang thu.