Có phải cha ông đã từng mắng: “Chó nó nuôi mày”. Thời gian trôi qua, ông thấy thế nào?
Tôi thấy đúng quá. Đúng là từ đó đến giờ, chó mèo nuôi tôi nuôi gia đình, nuôi các con tôi trưởng thành tới giờ. Mà thử ngẫm xem, nếu cái đam mê của mình, nó mang tiền bạc tới cho mình, thì còn gì hay hơn. Chứ nếu mình mải chơi quá, chỉ có phá gia chi tử, thì là đại họa. Nhưng vừa được chơi lại vừa được tiền. Còn gì hơn, phải không. Thế mới nói: Khi mê, tiền chỉ là tiền/Ngộ ra mới biết, trong tiền có Tâm.
Bảo Sinh: Nếu biết suy ngẫm theo Phật pháp, ta sẽ thấy, loài vật hay nói cách khác, kiếp súc vật, nằm trong lục đạo Luân hồi. |
Nhưng mà ông có bằng lòng với chuyện nuôi chó, nuôi mèo thông thường đâu, còn nghĩa trang chó mèo, resort 5 sao, chùa Tề đồng vật gia, tất cả đều ưu ái dành cho loài chó mèo?
Nếu biết suy ngẫm theo Phật pháp, ta sẽ thấy, loài vật hay nói cách khác, kiếp súc vật, nằm trong lục đạo Luân hồi. Nghĩa là bản thân ta, nếu trong cuộc sống hiện tiền không ra gì, biết đâu kiếp sau đọa đầy thành súc vật, lại chính là con chó, con mèo, con bọ bây giờ thì sao? Thế nên, nhìn loài vật, ấy mà không phải là vật, biết đâu chính là lục tổ bao đời của chúng ta?
Bảo Sinh quan niệm, con người hay vật chết đi nếu có nhiều tội lỗi sẽ phải xuống âm phủ... |
Tôi mở cái nghĩa trang chó mèo này, chứng kiến không biết bao cảnh xúc động, những dòng nước mắt, cảm xúc thực sự của những người chủ nhân nuôi chúng. Họ khóc thương xót cho một loài vật biết yêu quý, biết thương họ. Cái tình ấy, con người cảm nhận được, thế nên, khi loài thú chết đi, họ mong muốn tìm chỗ trú ngụ cuối cùng, đem tình cảm ấm áp cho cho chúng. Mong kiếp sau chúng đầu thai được tốt hơn.
Tề đồng vật gia, có nghĩa người và vật như nhau. Chắc kiếp trước tôi cũng từng gieo ân oán gì đó, nên kiếp này hầu hạ chó mèo trả ơn chăng? Làm thơ, nuôi chó, chọi gà/ Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ/Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ/Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà. Đấy là Bảo Sinh tôi đấy.
Nơi dành cho sự chia tay giữa người và vật |
Không gợn gì hết, khá an tĩnh |
Hơn một nghìn ngôi mộ chó mèo nằm xen kẽ giữa cỏ cây hoa lá, ảnh các chú chó mèo khi còn sống vẫn rất đáng yêu như tấm lòng các gia chủ dành cho chúng vậy. |
Các nghi thức ông Bảo Sinh thường làm cho các khách hàng, đó là dịch vụ cúng lễ mai táng hỏa táng bằng lò than củi, địa táng, hoặc bàn thờ địa táng, bàn thờ di ảnh… Hơn một nghìn ngôi mộ chó mèo nằm xen kẽ giữa cỏ cây hoa lá, ảnh các chú chó mèo khi còn sống vẫn rất đáng yêu như tấm lòng các gia chủ dành cho chúng vậy.
Resort chó mèo của Bảo Sinh đáp ứng đủ các tiêu chuẩn “5 sao” và chỉ dành riêng để phục vụ thượng khách là những con chó, con mèo. Bên trong resort có đầy đủ các dịch vụ, tiện nghi như dịch vụ cắt tỉa lông, móng; khám chữa bệnh; phòng nghỉ VIP… và đặc biệt là dịch vụ mai táng, cầu siêu đầy đủ từ A - Z.
Lễ cầu siêu cho các con vật, với quan niệm, con vật cũng cần siêu thoát |
Thế mới thấy, từ một thú chơi đam mê trở thành một ngành nghề kinh doanh như Bảo Sinh, có lẽ, hiếm ai làm được.
Tôi thấy đoạn ông miêu tả mình trong tâm thức Bát Phố, tuyệt hay. Một Bát Phố ngẩn ngơ với vẻ đẹp của Hồ Gươm, với bộn bề của cuộc sống, mà Bát Phố vẫn cứ ung dung, nhìn đâu cũng như xuyên thấu tận gốc của vấn đề?
Tôi thấy hạnh phúc nhất là mình được thong dong trên phố cổ, ngắm phố ngắm phường như một kẻ rỗi hơi. Bát Phố đi trên phố thì nhớ nhà, mà về nhà thì nhớ phố, ở phố như ở nhà. “Bát phố nổi tiếng đi thong thả, dép lê lệt bệt như con ngan. Hà Nội đi chậm nhất Việt Nam, Bát Phố lại là kẻ đi chậm của Hà Nội.
Người bình thường đi vòng quanh Bờ Hồ mất nửa giờ, Bát Phố đi vòng quanh Bờ Hồ có thể mất tới 5 giờ, dí tẹt mũi vào cửa kính nhà hàng để ngắm mà chẳng định ngắm gì, mua gì. Hình như Bát Phố chỉ ngắm mình, và mua mình:
“Ta đến trong từng mỗi bước đi/ Chẳng mơ chỗ đến để làm chi/ Dòng thời gian chảy đâu đâu bến/Vũ trụ này chỗ đến là đi”.
Một Bảo Sinh trong phân thân Bát Phố... lãng tử lang thang phố phường. Ảnh: Hữu Bảo |
Hà Nội trong ông nhiều chất liệu mà có lẽ vài tập sách không hết nhỉ?
Tôi đã từng viết người Hà nội nay dường như không còn giây phút bâng khuâng. Lớp trẻ thường có hai thái độ: Một là vui thú nhảy múa, hò hét, hai là buồn xỉu, hoặc chửi bới, văng tục. Sở dĩ vậy vì Hà Nội đang sôi lên như nồi lẩu. Ở giữa phố đông người, mà vẫn cảm nhận lẽ vô thường bát phố là vô sở cầu, là tùy duyên, cô chung như chân trời mờ ảo “Khi đã ngộ lẽ vô thường/Nhìn đâu cũng chỉ thấy đường mà thôi”.
Vợ ông có bao giờ “phát điên” vì ông không?
Tôi chẳng bao giờ giấu gì vợ, nên điên hay không, có lẽ tự thân thôi. Tôi có lẽ còn là kẻ làm thơ về vợ kha khá đấy. “Vợ là thánh chỉ vua ban/Có sao dùng vậy, miễn bàn đúng sai/Quỷ thần chứng cả hai vai/Vợ là thiên tạo chả ai địch bằng/”. Hoặc “Sợ vợ tới chỗ tận cùng/Tôi sẽ cảm thấy như không sợ gì”. Vợ tôi vốn là cô giáo, kém 13 tuổi, không hiểu nhau thì khó sống được, mà tôi đã nói rồi “Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”.
Trong tập Bát Phố, tôi đã viết thế này:
Có lần vợ Bát Phố (Bát Phố là cách Bảo Sinh gọi về nửa ngẩn ngơ của mình) thấy Bát Phố có nhiều hành tung đáng ngờ, vợ Bát Phố đi theo, xem ông đi đâu, làm gì, với ai. Đang trên đường, thì một cơn mưa ập đến, vợ ông thấy “Bát Phố xòe tay hứng mưa, thấy sự khoái cảm của việc đi chơi, cho dù là đi một mình “đi chơi chỉ có một mình/ là ta cùng với ông trời sánh đôi”. Chắc thấy Bát Phố ngơ ngẩn thế, nên vợ của Bát Phố đâm ra lại… an tâm.
Mà bản chất của chuyện vợ chồng là gì? “Đổi vợ như đổi trại giam/Tù trung thân lại chuyển sang suốt đời”.
Bảo Sinh và người bạn phố của mình. Ảnh: Hữu Bảo |
Tôi mê võ đài, đấm bốc. Trước tôi cũng truyền lại cái đam mê ấy cho cậu con trai tôi. Năm 90 tuổi, tôi sẽ quay trở lại võ đài. Không phải để khoe nhố nhăng, mà chỉ là để thấy rằng ta vẫn đang sống tốt, sống khỏe. Bạn cần phải biết, con người không ai là kẻ yếu cả, mà chỉ là không biết sử dụng tiềm năng sức mạnh của chính mình. Tôi thấy khá nhiều hình ảnh một Bảo Sinh đấm bốc trên võ đài, chuyện võ đài là thế nào, ông có thể chia sẻ cho độc giả rõ hơn được không?
Nhiều tài thế, có khi nào ông buồn?
Buồn chứ. Cô đơn nữa chứ. Nhưng tôi coi đó cũng chỉ là chất liệu cuộc sống. “Quạnh hiu ngay giữa đất trời/ Còn hơn hiu quạnh giữa người thân quen”. Bảo Sinh có thể xây nhà cao cửa rộng, xây chùa, xây nghĩa địa, xây resort cho chó mèo, cho vợ con ở sung sướng, nhưng thực ra, Bảo Sinh chỉ cần được yên thân trong “xó xỉnh” của mình. Để luôn được sống là chính mình. Đó là điều mà Bảo Sinh luôn thực hiện. Không gì ngăn cản được những bước chân, lối sống, sở thích của mình. Một Bảo Sinh “Muốn sống như một thánh nhân/Bát Phố ẩn giữa bước chân phố phường”.
Xin chân thành cảm ơn ông. Chờ ông lên võ đài năm 90 tuổi. Hẳn sẽ là một cuộc vui!
Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào chuẩn nhất, ngày 14 hay 15 âm lịch?
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào (14 hay 15 âm lịch), giờ nào tốt, cúng ở nhà hay chùa trước… sẽ được giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.