Nguyên nhân nào khiến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ảm đạm

Liên quan tới thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, thời gian qua, trên thị trường xuất hiện tình trạng nhiều nhà đầu tư bán cắt lỗ. Tính pháp lý được coi trọng thêm vào đó tỷ suất lợi nhuận những năm gần đây giảm suất thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết.

Tình trạng thị trường condotel gặp khó xuất phát từ một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng, khiến hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa.

Trong khi thị trường du lịch vẫn đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 thì những phân khúc phục vụ nhu cầu để ở sẽ có tính ổn định cao hơn, còn bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục gặp khó. Ở giai đoạn này, những khách hàng đã đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng kỳ vọng và gửi niềm tin vào thương hiệu quản lý vận hành quốc tế 5 sao hơn là những chương trình cam kết lợi nhuận. Chính sách của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng nói chung liên quan đến loại hình căn hộ du lịch chưa có thay đổi gì đáng kể. Đặc biệt, vấn đề về pháp lý khiến nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương đang gặp phải vướng mắc nên chưa thể khởi động đầu tư xây dựng.

Tại Nha Trang, nhiều condotel trên đường Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng… đang được rao bán cắt lỗ phổ biến từ 100 đến 300 triệu đồng/căn. Cá biệt có những căn condotel trên đường Lê Thánh Tôn chấp nhận cắt lỗ 400-500 triệu đồng cũng chưa có người mua. Tại Đà Nẵng, trên các đường Lý Thường Kiệt, Trường Sa, Võ Nguyên Giáp, Ngô Quyền… nhiều chủ sở hữu của loại hình sản phẩm bất động sản này đang rao bán cắt lỗ phổ biến từ 200 đến 300 triệu đồng/ căn.

Với sản lượng tiêu thụ 461 căn condotel trong tháng qua cho thấy quy mô thị trường này vẫn còn bị bó hẹp, khác xa với thời hoàng kim của condotel, thời mà tỉnh thành nào cũng có sản phẩm mới với thanh khoản cao. Diễn biến bất động sản nghỉ dưỡng trong những tháng cuối năm sẽ phụ thuộc rất lớn vào biến số Covid-19. Nếu kiểm soát dịch bệnh và chiến dịch tiêm chủng vaccine được thực hiện tốt có thể từng bước tạo đà phục hồi cho thị trường trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giới đầu tư có thể vẫn chịu áp lực tâm lý thận trọng hoặc chờ đợi thêm khi cân nhắc mua bất động sản nghỉ dưỡng.

Tháng 5, nhà phố và shophouse biển cung cấp ra thị trường 193 căn, nhưng chỉ tiêu thụ được 81 căn, thanh khoản giảm 84% so với tháng 4/2021. Cụ thể, nguồn cung sụt giảm so với tháng trước và tập trung chủ yếu ở Phú Quốc, Khánh Hòa và Bình Thuận. Sức cầu chung toàn thị trường ở ngưỡng thấp trong suốt tháng đại dịch bùng phát trên diện rộng. Rổ hàng phân khúc này có 116 căn chào bán mới nhưng chỉ tiêu thụ được 22 căn, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 19%. Nguồn cung mới của loại hình biệt thự biển khá hạn chế, tập trung chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Phú Quốc.

Các chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay thì nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án nghỉ dưỡng đang gặp khó khăn trong việc phát triển phân khúc căn hộ khách sạn, condotel. Không riêng gì chủ đầu tư lớn, các nhà đầu tư thứ phát hay khách hàng cá nhân đã đổ vốn vào năm phân khúc này cũng gặp khó khăn tương tự. Trên thị trường xuất hiện nhiều thông tin rao bán loại căn hộ này với giá thấp, thậm chí cắt lỗ sâu.

Trong 6 tháng đầu năm, thị trường phía Nam đều bị hạn chế nguồn cung. Nhiều dự án có kế hoạch ra mắt trong năm nay do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh cũng phải điều chỉnh lại thời điểm triển khai. Trong 6 tháng cuối năm, thị trường bất động sản đứng trước viễn cảnh giảm nhiệt vì kinh tế Việt Nam vẫn đang gồng mình gánh chịu thiệt hại do dịch bệnh.

Cương Nguyễn